Chiều cuối tuần, bé Mai được mẹ đưa đến nhà tôi chơi. Lâu nay, bé rất ngoan! Nhưng hôm nay, bé không chịu vào nhà, mà đứng trước cửa vừa khóc vừa đòi mẹ phải đến trường mẫu giáo Tây Đô để xin lỗi cô giáo.
Tôi gạ hỏi thì bé thỏ thẻ nói: "Mẹ không nghe lời cô giáo, đèn vàng mà không dừng xe lại!"
À ra thế, mấy tuần nay, ở trường mẫu giáo, các cháu được học về an toàn giao thông. Và bé Mai vừa được cô giáo dạy bài "đèn đỏ, đèn xanh".
Ở nhà trẻ, các bé được học màu đỏ vẽ ông mặt trời, màu xanh vẽ lá, màu vàng của quả chín. Và không ai xa lạ gì đó chính là ba màu của đèn tín hiệu giao thông: đèn đỏ dừng lại, đèn vàng báo hiệu chuẩn bị dừng hoặc đi, đèn xanh được phép đi.
Tôi trách mẹ bé Mai, không gương mẫu cho con khi tham gia giao thông, mà còn vi phạm Luật! Mẹ bé giải thích: "đó là đèn vàng nhấp nháy cảnh báo thôi". Nghe ra, tôi mới giải thích cho bé: Đèn vàng nhấp nháy liên tục báo hiệu: Chú ý nguy hiểm, ưu tiên cho xe bên phải.
Khi đèn vàng nhấp nháy liên tục, xe phải giảm tốc độ, báo hiệu bằng còi (ban ngày) hay đèn (ban đêm) trước khi qua ngã ba, ngã tư đó và phải chú ý nhường ưu tiên cho xe bên phải.
Vậy là bé Mai đã hiểu thêm, đèn vàng nhấp nháy liên tục báo hiệu: Chú ý nguy hiểm, lái xe thận trọng hơn!
Không phải ngẫu nhiên mà tôi kể câu chuyện của bé Mai và đèn tín hiệu giao thông. Vì khi tham gia giao thông, không phải ai cũng biết và hiểu hết các qui định về biển báo và tín hiệu giao thông.
Lịch sử đèn tín hiệu giao thông đã có gần 200 năm rồi. Ban đầu, chúng được lắp để báo hiệu cho những đoàn tàu hỏa đi qua. Chỉ có hai màu: Đèn đỏ có nghĩa là “dừng lại” còn đèn xanh là “chú ý”.
Ở một số quốc gia còn có “cột đèn tín hiệu” dành cho người đi bộ. Khi người đi bộ muốn qua đường, họ phải bấm vào nút xin qua đường ở cây cột đèn này, khi đèn màu xanh, có hình người đi bộ thì đó là lúc người ta qua đường, còn khi đèn chuyển sang màu đỏ có hình người đứng hoặc đèn tắt thì người đi bộ không được qua đường.
Và họ cũng tính toán về khoảng thời gian đèn xanh, đèn đỏ là bao nhiêu là phù hợp… hoặc có tín hiệu bằng âm thanh cho người khiếm thị. Khi nghe tiếng báo hiệu "lọc cọc, lọc cọc" thì người khiếm thị được đi qua đường.
Tuy nhiên, lái xe ở các quốc gia đó, họ luôn vui vẻ, lịch sự ưu tiên nhường đường cho người đi bộ. Đặc biệt, họ rất tôn trọng người khuyết tật.
Hoặc như bao giờ lái xe đến ngã ba, ngã tư, có biển STOP, họ cũng dừng xe quan sát rồi mới đi. Làn đường hay hướng nào ưu tiên họ đều tôn trọng.
Ở Việt Nam, Luật giao thông đường bộ, tôi chưa thấy có điều luật hay cột tín hiệu ưu tiên dành cho người đi bộ hay người khuyết tật.
Để giải quyết tốt vấn đề lớn về trật tự an toàn giao thông, thiết nghĩ chính quyền cần giải quyết những vấn đề nho nhỏ như: lối đi cho người đi bộ, bố trí đèn đỏ hợp lý… ưu tiên cho người đi bộ và người khuyết tật. Người tham gia giao thông phải có ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, thì sẽ tìm ra lời giải cho bài toán lớn về trật tự an toàn giao thông.
Từ câu chuyện của bé Mai, người tham gia giao thông hãy nên dừng lại khi đèn đỏ để con cháu ta còn cơ hội đến trường. "Thà chậm vài phút còn hơn phải chậm cả cuộc đời!"
Bài dự thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ.
Cần Thơ, ngày 31 tháng 10 năm 2014
Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014
Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014
Cha mẹ vẫn luôn bên con, vẫn cùng con suốt chặng đường này!
Vị Thanh, ngày 6 tháng 6 năm 2014
Con yêu thương của cha!
Vậy là con đã trưởng thành, kết thúc 12 năm đèn sách! Chắc là con cảm thấy thoải mái và tự do hơn phần nào rồi. Cha, Mẹ chúc mừng con!
Bây giờ, con hãy dành cho Cha một chút thời gian, để cha được tâm sự với con đôi điều.
Cha vẫn biết rằng, trước mắt, con vẫn còn bở ngỡ, thậm chí có một chút khó khăn của tháng năm ở giảng đường đại học. Nhưng con hãy tin rằng, cha mẹ vẫn luôn bên con, vẫn cùng con suốt chặng đường này.
Theo Cha, con đừng lo lắng nhiều cho kỳ thi đại học sắp đến, cơ hội học tập của con rất nhiều, chỉ cần con có ý chí và quyết tâm thôi; hãy bình tĩnh, tự tin để có sự lựa chọn sáng suốt nhất cho mình!
Nhân đây, cha muốn tâm sự với con đôi điều về kinh nghiệm trong cuộc sống:
1. Đã là con người, ai cũng phải có ước mơ.
Con cũng vậy hãy BIẾT ƯỚC MƠ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng quá xa với thực tế cuộc sống, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải LUÔN CÓ NIỀM TIN. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ không thể làm được việc. Trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải LUÔN NỖ LỰC. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và đam mê.
2. Tình yêu luôn là điều kỳ diệu!
Khi bước vào tuổi yêu, con hãy yêu và mở rộng trái tim để yêu thương con nhé! Hãy nhớ rằng: tình yêu làm cho người ta bao dung và rộng lượng hơn. Tình yêu luôn là điều kỳ diệu! Nhưng đừng bao giờ lụy tình, yếu đuối nghe con!
3. Phải biết chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.
Con đừng ngại mở lòng với người thân, vì chỉ có tình cảm thật sự của người thân mới giúp con tìm được chính mình.
Hãy mạnh dạng, tự tin chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với cha, mẹ, anh chị, bạn bè, nhũng người con tin tưởng, quý mến; chuyện trò cởi mở hơn với các em, các cháu, nhất là cháu Milo yêu quý của con. Điều này, sẽ thực sự giúp ích cho con rất nhiều trong học tập và cuộc sống.
4. Phải tự tin trong công việc và cuộc sống.
Người ta thường nói: chỉ cần tự tin là giành được 50% thành công. Vì thế, sự tự tin là điều hết sức cần thiết để con thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Muốn thế, con nên tránh sự nhút nhát, thiếu tự tin và thay vào đó là sự tự tin, mạnh mẽ trong mọi trường hợp.
5. Phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Và điều này, Cha cũng muốn trao đổi với con: Kỹ năng giao tiếp, trao đổi, thảo luận có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là điều kiện của sự thành đạt.
Những câu nói chưa suy nghĩ kỹ có thể bị hiểu nhầm, gây tổn thương người khác hay làm mất đi sự tự tin. Nên con hãy suy nghĩ kỹ, tìm hiểu kỹ về những điều, những dự định con sắp làm, những gì con sắp hứa hay những điều con sẽ nói.
Con hãy thử rèn luyện cách nói, cách phát biểu, thảo luận:
- Lúc đầu nói thật chậm và chính xác từng từ, từng câu, rõ nghĩa.
- Hãy chú ý sử dụng ngôn từ, câu văn, cú pháp đúng cách; sử dụng ngữ điệu, giọng nói phù hợp với ngữ cảnh và môi trường; thông tin cần truyền đạt cần rõ ràng, súc tích; luôn đặt trọng tâm vào vấn đề mình muốn nói.
- Con thử tập đọc lớn thành tiếng, phát âm đúng ngữ pháp, rõ ràng và diễn đạt theo từng câu, từng đoạn văn đúng ngữ điệu.
Con hãy kiên trì luyện tập. Điều này, sẽ giúp con tự tin, chững chạc hơn khi giao tiếp với mọi người hoặc tham gia thảo luận trong học tập và công việc
6. Nên chú ý cách ăn mặc.
Còn một việc nữa, cha khuyên con nên chú ý cách ăn mặc:
Hình thức, ăn mặc thể hiện tính cách, sở thích, phong thái con người. Nếu con ăn mặc xuề xòa, không thích hợp, bạn bè sẽ đánh giá thấp về con.
Con cũng nên thay đổi thói quen ăn uống. Bữa ăn gia đình nó sẽ tạo nên bầu không khí nhà mình vui hơn, đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn. (Điều này, Mẹ sẽ giúp con)
Con còn phải làm gương cho Milo, cháu yêu quí của con nữa đó!
Cha, mẹ luôn mong và tin rằng, con luôn học tốt, sức khỏe tốt và tu dưỡng đạo đức thật tốt trước khi con bước vào một tương lai đang đón đợi con!
Cha mẹ luôn cầu mong những gì tốt đẹp nhất sẽ đến cho con!
Cha của con.
Trần Thành Lập
Viết cho con Trung Thiên nhân tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014
Con yêu thương của cha!
Vậy là con đã trưởng thành, kết thúc 12 năm đèn sách! Chắc là con cảm thấy thoải mái và tự do hơn phần nào rồi. Cha, Mẹ chúc mừng con!
Bây giờ, con hãy dành cho Cha một chút thời gian, để cha được tâm sự với con đôi điều.
Cha vẫn biết rằng, trước mắt, con vẫn còn bở ngỡ, thậm chí có một chút khó khăn của tháng năm ở giảng đường đại học. Nhưng con hãy tin rằng, cha mẹ vẫn luôn bên con, vẫn cùng con suốt chặng đường này.
Theo Cha, con đừng lo lắng nhiều cho kỳ thi đại học sắp đến, cơ hội học tập của con rất nhiều, chỉ cần con có ý chí và quyết tâm thôi; hãy bình tĩnh, tự tin để có sự lựa chọn sáng suốt nhất cho mình!
Nhân đây, cha muốn tâm sự với con đôi điều về kinh nghiệm trong cuộc sống:
1. Đã là con người, ai cũng phải có ước mơ.
Con cũng vậy hãy BIẾT ƯỚC MƠ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng quá xa với thực tế cuộc sống, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải LUÔN CÓ NIỀM TIN. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ không thể làm được việc. Trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải LUÔN NỖ LỰC. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và đam mê.
2. Tình yêu luôn là điều kỳ diệu!
Khi bước vào tuổi yêu, con hãy yêu và mở rộng trái tim để yêu thương con nhé! Hãy nhớ rằng: tình yêu làm cho người ta bao dung và rộng lượng hơn. Tình yêu luôn là điều kỳ diệu! Nhưng đừng bao giờ lụy tình, yếu đuối nghe con!
3. Phải biết chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.
Con đừng ngại mở lòng với người thân, vì chỉ có tình cảm thật sự của người thân mới giúp con tìm được chính mình.
Hãy mạnh dạng, tự tin chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với cha, mẹ, anh chị, bạn bè, nhũng người con tin tưởng, quý mến; chuyện trò cởi mở hơn với các em, các cháu, nhất là cháu Milo yêu quý của con. Điều này, sẽ thực sự giúp ích cho con rất nhiều trong học tập và cuộc sống.
4. Phải tự tin trong công việc và cuộc sống.
Người ta thường nói: chỉ cần tự tin là giành được 50% thành công. Vì thế, sự tự tin là điều hết sức cần thiết để con thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Muốn thế, con nên tránh sự nhút nhát, thiếu tự tin và thay vào đó là sự tự tin, mạnh mẽ trong mọi trường hợp.
5. Phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Và điều này, Cha cũng muốn trao đổi với con: Kỹ năng giao tiếp, trao đổi, thảo luận có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là điều kiện của sự thành đạt.
Những câu nói chưa suy nghĩ kỹ có thể bị hiểu nhầm, gây tổn thương người khác hay làm mất đi sự tự tin. Nên con hãy suy nghĩ kỹ, tìm hiểu kỹ về những điều, những dự định con sắp làm, những gì con sắp hứa hay những điều con sẽ nói.
Con hãy thử rèn luyện cách nói, cách phát biểu, thảo luận:
- Lúc đầu nói thật chậm và chính xác từng từ, từng câu, rõ nghĩa.
- Hãy chú ý sử dụng ngôn từ, câu văn, cú pháp đúng cách; sử dụng ngữ điệu, giọng nói phù hợp với ngữ cảnh và môi trường; thông tin cần truyền đạt cần rõ ràng, súc tích; luôn đặt trọng tâm vào vấn đề mình muốn nói.
- Con thử tập đọc lớn thành tiếng, phát âm đúng ngữ pháp, rõ ràng và diễn đạt theo từng câu, từng đoạn văn đúng ngữ điệu.
Con hãy kiên trì luyện tập. Điều này, sẽ giúp con tự tin, chững chạc hơn khi giao tiếp với mọi người hoặc tham gia thảo luận trong học tập và công việc
6. Nên chú ý cách ăn mặc.
Còn một việc nữa, cha khuyên con nên chú ý cách ăn mặc:
Hình thức, ăn mặc thể hiện tính cách, sở thích, phong thái con người. Nếu con ăn mặc xuề xòa, không thích hợp, bạn bè sẽ đánh giá thấp về con.
Con cũng nên thay đổi thói quen ăn uống. Bữa ăn gia đình nó sẽ tạo nên bầu không khí nhà mình vui hơn, đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn. (Điều này, Mẹ sẽ giúp con)
Con còn phải làm gương cho Milo, cháu yêu quí của con nữa đó!
Cha, mẹ luôn mong và tin rằng, con luôn học tốt, sức khỏe tốt và tu dưỡng đạo đức thật tốt trước khi con bước vào một tương lai đang đón đợi con!
Cha mẹ luôn cầu mong những gì tốt đẹp nhất sẽ đến cho con!
Cha của con.
Trần Thành Lập
Viết cho con Trung Thiên nhân tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014
Học thật giỏi để lập thân, lập nghiệp!
Vị Thanh, ngày 5 tháng 10 năm 2012
Con yêu thương của cha!
Cha định nói chuyện với con rất nhiều, nhưng chưa có thời gian. Cha mong con, hãy dành một phút thôi, để cha được tâm sự với con tí!
Cha, mẹ và gia đình rất vui vì con và anh Hai đều khỏe mạnh, khá chăm ngoan, và học cũng giỏi!
Vì công việc, nên cha ít có điều kiện lo cho con, nhưng con hãy tin rằng cha luôn ở bên con, dõi theo và mong con khôn lớn nên người.
Con đã thực sự trưởng thành rồi, những công việc con có thể tự làm được thì con hãy tự giác làm với ý thức, trách nhiệm của mình để giúp đỡ mẹ và con hãy vui vẻ nghe lời mẹ và anh Hai.
Cha không có nhà, mẹ một mình rất vất vả vừa đi làm việc vừa lo việc nhà, vừa lo cho con ăn, mặc, vừa đưa rước vừa lo chuyện học hành cho con!
Để mẹ vui, cha mong con cũng phải vui vẻ, hòa nhã với mọi người. Đặc biệt, con phải biết tôn trọng, nghe lời mẹ và mọi người xung quanh. Đừng để mẹ buồn!
Ông, Bà nội của con đã mất rồi! Con chỉ còn có Ông, Bà ngoại thôi, nên cha cũng rất mong con và anh Hai dành chút ít thời gian quan tâm, thâm hỏi, chăm sóc và hiếu thảo với ông bà! Cha mẹ đạt tên cho con và anh Hai Hiếu Thảo là có ý muốn hai con sống hiếu, thảo, có tình, có nghĩa với ông, bà, cha, mẹ đó!.
Các cô, các chú, cậu mợ ba cũng rất thương con, nên cha cũng mong con hãy nghĩ về truyền thống, về gia đình mình mà tự hào và làm động lực vươn lên trong cuộc sống!
Muốn có công ăn, việc làm sau này, ngay từ bây giờ, con phải lo học tập, học thật giỏi để còn thi vào đại học để lập thân, lập nghiệp.
Vui chơi, giải trí rất cần thiết nhưng phải lành mạnh và đừng để ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nên dành thời gian thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.
Con thực sự đã trưởng thành rồi! Mọi việc trong cuộc sống hằng ngày, cha tin con tự suy nghĩ và quyết định trước khi hành động.
Cha muốn nói với con thật nhiều, nhưng cha tin con của cha sẽ hiểu được tấm lòng của cha mẹ dành cho con mà không phụ lòng cha mẹ.
Cha luôn mong con thật khỏe mạnh, có trách nhiệm với gia đình, cố gắng học thật giỏi để sau này vững vàng trong cuộc sống!
Cha của con!
Viết cho con Trung Thiên nhân đầu năm học lớp 11 trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ
Cha mẹ luôn cầu mong những gì tốt đẹp nhất mang đến cho con!
Viết cho con trai nhân những ngày đầu con đi làm việc tại Công ty Intel- Khu Công nghệ cao, TP.HCM
Vị Thanh, ngày 05 tháng 12 năm 2013
Hiếu con!
Khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, gương mẫu, thương yêu em cháu. Đó là đức tính tốt mà Cha mẹ và gia đình luôn tự hào về con!
Cha mẹ cũng rất vui vì đã có dâu hiền, cháu nội khỏe mạnh và con đã có một việc làm ổn định, thu nhập khá!
Tất cả những gì giờ đây Cha mẹ mong mỏi là làm sao để con khỏe mạnh, trưởng thành biết tự lo cho bản thân và lo được cho gia đình riêng của mình, vợ chồng con hòa thuận, hạnh phúc, nuôi dạy Xuân Trí khỏe mạnh, chăm ngoan là Cha và mẹ hạnh phúc lắm rồi!
Hiếu con!
Những ngày đầu mới đi làm, công việc, quan hệ đòng nghiệp không như những gì mình học ở trường, mọi việc còn bỡ ngỡ với con. Cha tin là rồi từ từ con cũng sẽ quen thôi!
Có điều, Cha khuyên con cố gắng học hỏi thêm kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn trong công việc, phương pháp quản lý và cách ứng xử với đồng nghiệp, ít nhiều gì thì việc rèn luyện đó cũng có ích cho chúng ta.
Ai cũng vậy, muốn thành công phải có niềm đam mê, lòng kiên trì và sự tận tâm trong công việc mình làm. Có niềm đam mê ta sẽ có lòng kiên trì. Có niềm đam mê ta sẽ có sự tận tâm trong công việc mình làm.
Cuối cùng Cha có một câu nói tặng con: "Đừng bao giờ đánh mất những thứ mình đang có. Khi mất đi rồi có cố cũng không thể có lại đâu nhé con yêu".
Cha mẹ luôn cầu mong những gì tốt đẹp nhất mang đến cho con!
Cha của con.
Những kinh nghiệm quý báu cho những ngày đầu tiên đi làm để con tham khảo
Để nhanh chóng hòa nhập với môi trường công việc mới trong những ngày đầu tiên đi làm, những kinh nghiệm quý báu dưới đây sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với cấp trên.
1. Ăn mặc
Ấn tượng trong ngày đầu tiên đi làm đặc biệt quan trọng, vì vậy hãy chú ý phong cách ăn mặc của bạn. Lựa chọn phục trang giúp bạn tăng sự tự tin và chững chạc. Nếu đang trong giai đoạn thử việc hay thực tập, dù công ty không có yêu cầu ngắt ngao về trang phục nhưng bạn không nên coi thường vấn đề này. Đừng để cấp trên hay đồng nghiệp nghĩ rằng bạn còn đang là một nhân viên thử việc, thông qua phong cách ăn mặc để bạn có được sự tôn trọng từ họ.
Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn.
2. Cố gắng đi làm sớm và đừng chăm chăm nhìn đồng hồ chờ hết giờ.
Dù công việc không đòi hỏi bạn phải đi sớm về muộn nhưng cũng không nên quá tùy tiện!Hãy luôn nhớ rằng, mọi hành động trong văn phòng đều không thoát khỏi con mắt của cấp trên. Mỗi ngày đến sớm hơn vài phút giúp sếp hiểu rằng bạn rất coi trọng công việc hiện tại.
Với người mới bắt đầu công việc, do chưa thích hợp với thời gian và nhịp độ công việc thường có tâm trạng ngong chóng tan ca. Người vội vã rời công ty khi hết giờ làm có thể khiến sếp hoài nghi về nhiệt tình với công việc và khả năng từ bỏ công việc khi có cơ hội. Hãy nhớ rằng sự nhiệt tình với công việc trong những ngày đầu tiên đi làm là đặc biệt quan trọng, nó giúp bạn để lại ấn tượng sâu sắc với sếp!
3. Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp
Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên nghiệp hơn.
4. Làm việc dứt khoát kiên quyết
Khi mới làm việc, nhiều người do lo sợ làm sai việc hoặc làm không tốt nên không dám gánh vác công việc, đưa ra ý kiến, làm việc dè chừng. Khi đối diện với công việc bắt buộc, thể hiện sự do dự thiếu quyết đoán và chờ đợi sự chỉ đạo từ cấp trên, điều này chỉ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong công việc!
5. Đặt nhiều câu hỏi
Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm đáng tiếc.
6. Sẵn sàng pha cà phê
Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu quả.
7. Bình tĩnh trước mọi tình huống
Để có được sự tin tưởng và tín nhiệm từ cấp trên, bạn cần thể hiện sự bình tĩnh trước mọi tình huống công việc. Bởi sếp và khách hàng đều là những người từng trải, họ khá hài lòng với người biết cách giải quyết các vấn đề một các hợp tình hợp lý.
8. Nhanh chóng nắm bắt mọi vấn đề
Cố gắng tìm hiểu và nắm bắt mọi vấn đề trong công ty sau vài ngày đầu tiên đi làm, như: cơ cấu tổ chức, chức năng, phương thức kinh doanh, mục tiêu công việc… Điều này cho thấy bạn đã tiếp thu văn hóa của công ty. Hòa nhập vào môi trường làm việc chung sẽ rất có ích cho sự nghiệp sau này của bạn!
9. Làm việc tích cực chủ động
Khi được cấp trên giao nhiệm vụ, nếu tự tin hoàn thành chúng hãy lập tức hành động và thực hiện trong thời gian nhanh nhất sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp, điều mà tiền bạc cũng không thể mua được! Trong quá trình làm việc, không nên chỉ biết chờ đợi, nghi hoặc hão huyền. Đừng mong công việc đều có thể tiến hành theo kế hoạch sẵn có của bạn. Đề phòng trước với mọi tình huống sai sót có thể xảy ra.
10. Không buôn chuyện khi làm việc
Là nhân viên mới bạn cần tập trung cao độ cho công việc, bỏ qua các vấn đề riêng tư, dành nhiều thời gian phối hợp và quan sát đồng nghiệp làm việc. Việc buôn bán khi làm việc không những làm giảm tiến độ công việc mà còn ảnh hưởng đến trạng thái làm việc của đồng nghiệp và sự chỉ trích từ cấp trên. Giai đoạn này hết sức quan trọng để bạn xây dựng hình tượng người nhân viên chuyên nghiệp và tạo tiền đề cho sự phát triển của sự nghiệp!
11. Tránh tranh luận với cấp trên
Nảy sinh ý kiến trái chiều trong xử lý công việc là điều khó tránh, nhưng tuyệt đối không tranh luận với cấp trên, nguyên tắc bất thành văn này quyết định đến sự tồn tại với một người nhân viên mới như bạn. Nếu có xung đột, mâu thuẫn hãy tự tìm hiểu cẩn thận dành khi có cơ hội làm rõ vấn đề, quan trọng hơn đặt mình vào vị trí của cấp trên để giải quyết vấn đề, rất có thể bạn sẽ thay đổi phương thức tư duy bản thân. Lâu dài, sếp sẽ nhìn thấy sự trưởng thành và cùng bạn theo đuổi mục tiêu chung!
12. Học tập nghiêm túc kiến thức nghề nghiệp
Mỗi người cấp trên đều mong muốn nhân viên hiểu và nắm bắt nghiệp vụ một cách thuần thục giúp công việc hoàn thành tốt hơn. Kiến thức thực tiễn hoàn toàn khác biệt với điều bạn được học trong ghế nhà trường. Nếu sếp thấy bạn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ khó khăn hơn và phản ứng nhanh nhạy trước kỹ năng mới, thì đó chính là cơ hội thành công dành cho bạn!
13. Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm
Trong những ngày đầu tiên đi làm, bạn rất nhiệt tình, rất yêu thích công việc, thân thiện và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên, không sớm thì muộn cảm giác này cũng nhạt phai. Điều này rất bình thường, dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và khó khăn như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn cố gắng thể hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình.
Chúc con thành công!
Vị Thanh, ngày 05 tháng 12 năm 2013
Hiếu con!
Khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, gương mẫu, thương yêu em cháu. Đó là đức tính tốt mà Cha mẹ và gia đình luôn tự hào về con!
Cha mẹ cũng rất vui vì đã có dâu hiền, cháu nội khỏe mạnh và con đã có một việc làm ổn định, thu nhập khá!
Tất cả những gì giờ đây Cha mẹ mong mỏi là làm sao để con khỏe mạnh, trưởng thành biết tự lo cho bản thân và lo được cho gia đình riêng của mình, vợ chồng con hòa thuận, hạnh phúc, nuôi dạy Xuân Trí khỏe mạnh, chăm ngoan là Cha và mẹ hạnh phúc lắm rồi!
Hiếu con!
Những ngày đầu mới đi làm, công việc, quan hệ đòng nghiệp không như những gì mình học ở trường, mọi việc còn bỡ ngỡ với con. Cha tin là rồi từ từ con cũng sẽ quen thôi!
Có điều, Cha khuyên con cố gắng học hỏi thêm kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn trong công việc, phương pháp quản lý và cách ứng xử với đồng nghiệp, ít nhiều gì thì việc rèn luyện đó cũng có ích cho chúng ta.
Ai cũng vậy, muốn thành công phải có niềm đam mê, lòng kiên trì và sự tận tâm trong công việc mình làm. Có niềm đam mê ta sẽ có lòng kiên trì. Có niềm đam mê ta sẽ có sự tận tâm trong công việc mình làm.
Cuối cùng Cha có một câu nói tặng con: "Đừng bao giờ đánh mất những thứ mình đang có. Khi mất đi rồi có cố cũng không thể có lại đâu nhé con yêu".
Cha mẹ luôn cầu mong những gì tốt đẹp nhất mang đến cho con!
Cha của con.
Những kinh nghiệm quý báu cho những ngày đầu tiên đi làm để con tham khảo
Để nhanh chóng hòa nhập với môi trường công việc mới trong những ngày đầu tiên đi làm, những kinh nghiệm quý báu dưới đây sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với cấp trên.
1. Ăn mặc
Ấn tượng trong ngày đầu tiên đi làm đặc biệt quan trọng, vì vậy hãy chú ý phong cách ăn mặc của bạn. Lựa chọn phục trang giúp bạn tăng sự tự tin và chững chạc. Nếu đang trong giai đoạn thử việc hay thực tập, dù công ty không có yêu cầu ngắt ngao về trang phục nhưng bạn không nên coi thường vấn đề này. Đừng để cấp trên hay đồng nghiệp nghĩ rằng bạn còn đang là một nhân viên thử việc, thông qua phong cách ăn mặc để bạn có được sự tôn trọng từ họ.
Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn.
2. Cố gắng đi làm sớm và đừng chăm chăm nhìn đồng hồ chờ hết giờ.
Dù công việc không đòi hỏi bạn phải đi sớm về muộn nhưng cũng không nên quá tùy tiện!Hãy luôn nhớ rằng, mọi hành động trong văn phòng đều không thoát khỏi con mắt của cấp trên. Mỗi ngày đến sớm hơn vài phút giúp sếp hiểu rằng bạn rất coi trọng công việc hiện tại.
Với người mới bắt đầu công việc, do chưa thích hợp với thời gian và nhịp độ công việc thường có tâm trạng ngong chóng tan ca. Người vội vã rời công ty khi hết giờ làm có thể khiến sếp hoài nghi về nhiệt tình với công việc và khả năng từ bỏ công việc khi có cơ hội. Hãy nhớ rằng sự nhiệt tình với công việc trong những ngày đầu tiên đi làm là đặc biệt quan trọng, nó giúp bạn để lại ấn tượng sâu sắc với sếp!
3. Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp
Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên nghiệp hơn.
4. Làm việc dứt khoát kiên quyết
Khi mới làm việc, nhiều người do lo sợ làm sai việc hoặc làm không tốt nên không dám gánh vác công việc, đưa ra ý kiến, làm việc dè chừng. Khi đối diện với công việc bắt buộc, thể hiện sự do dự thiếu quyết đoán và chờ đợi sự chỉ đạo từ cấp trên, điều này chỉ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong công việc!
5. Đặt nhiều câu hỏi
Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm đáng tiếc.
6. Sẵn sàng pha cà phê
Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu quả.
7. Bình tĩnh trước mọi tình huống
Để có được sự tin tưởng và tín nhiệm từ cấp trên, bạn cần thể hiện sự bình tĩnh trước mọi tình huống công việc. Bởi sếp và khách hàng đều là những người từng trải, họ khá hài lòng với người biết cách giải quyết các vấn đề một các hợp tình hợp lý.
8. Nhanh chóng nắm bắt mọi vấn đề
Cố gắng tìm hiểu và nắm bắt mọi vấn đề trong công ty sau vài ngày đầu tiên đi làm, như: cơ cấu tổ chức, chức năng, phương thức kinh doanh, mục tiêu công việc… Điều này cho thấy bạn đã tiếp thu văn hóa của công ty. Hòa nhập vào môi trường làm việc chung sẽ rất có ích cho sự nghiệp sau này của bạn!
9. Làm việc tích cực chủ động
Khi được cấp trên giao nhiệm vụ, nếu tự tin hoàn thành chúng hãy lập tức hành động và thực hiện trong thời gian nhanh nhất sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp, điều mà tiền bạc cũng không thể mua được! Trong quá trình làm việc, không nên chỉ biết chờ đợi, nghi hoặc hão huyền. Đừng mong công việc đều có thể tiến hành theo kế hoạch sẵn có của bạn. Đề phòng trước với mọi tình huống sai sót có thể xảy ra.
10. Không buôn chuyện khi làm việc
Là nhân viên mới bạn cần tập trung cao độ cho công việc, bỏ qua các vấn đề riêng tư, dành nhiều thời gian phối hợp và quan sát đồng nghiệp làm việc. Việc buôn bán khi làm việc không những làm giảm tiến độ công việc mà còn ảnh hưởng đến trạng thái làm việc của đồng nghiệp và sự chỉ trích từ cấp trên. Giai đoạn này hết sức quan trọng để bạn xây dựng hình tượng người nhân viên chuyên nghiệp và tạo tiền đề cho sự phát triển của sự nghiệp!
11. Tránh tranh luận với cấp trên
Nảy sinh ý kiến trái chiều trong xử lý công việc là điều khó tránh, nhưng tuyệt đối không tranh luận với cấp trên, nguyên tắc bất thành văn này quyết định đến sự tồn tại với một người nhân viên mới như bạn. Nếu có xung đột, mâu thuẫn hãy tự tìm hiểu cẩn thận dành khi có cơ hội làm rõ vấn đề, quan trọng hơn đặt mình vào vị trí của cấp trên để giải quyết vấn đề, rất có thể bạn sẽ thay đổi phương thức tư duy bản thân. Lâu dài, sếp sẽ nhìn thấy sự trưởng thành và cùng bạn theo đuổi mục tiêu chung!
12. Học tập nghiêm túc kiến thức nghề nghiệp
Mỗi người cấp trên đều mong muốn nhân viên hiểu và nắm bắt nghiệp vụ một cách thuần thục giúp công việc hoàn thành tốt hơn. Kiến thức thực tiễn hoàn toàn khác biệt với điều bạn được học trong ghế nhà trường. Nếu sếp thấy bạn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ khó khăn hơn và phản ứng nhanh nhạy trước kỹ năng mới, thì đó chính là cơ hội thành công dành cho bạn!
13. Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm
Trong những ngày đầu tiên đi làm, bạn rất nhiệt tình, rất yêu thích công việc, thân thiện và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên, không sớm thì muộn cảm giác này cũng nhạt phai. Điều này rất bình thường, dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và khó khăn như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn cố gắng thể hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình.
Chúc con thành công!
Bác Tư luôn tin tưởng con!
Bài viết cho cháu tôi Trần Trung Nhân, được đăng trên Báo Tuổi trẻ ngày 25 tháng 5 năm 2008
Vị Thanh, ngày 30 tháng 5 năm 2008
Trung Nhân con! Bác Tư định nói chuyện với con rất nhiều, nhưng chưa có thời gian. Bác Tư rất thương con và Trung Nghĩa.
Mẹ con đã mất, các con không còn có được sự nâng niu, chăm sóc của mẹ hiền. Cha con một mình “gà trống nuôi con” vừa vất vả lao động kiếm tiền vừa lo cho gia đình vừa lo cho các con ăn học. Trung Nghĩa em con còn quá nhỏ, quá ngây thơ.
Bà nội do tuổi đã cao, không còn khỏe để chăm sóc cho các con. Các cô, các chú rất thương các con, muốn bù đắp phần nào sự thiếu hụt tình cảm cho hai con, nhưng ở xa nên cũng khó có điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ các con. Hoàn cảnh của con thật đáng thương!
Năm nay, con đã học lớp 6, chưa phải đã trưởng thành nhưng cũng không còn nhỏ. Con đã có thể nhận biết được việc gì nên và không nên làm để mẹ con an lòng nơi chín suối, không phụ lòng bà nội, để cha con an tâm làm việc, để làm tấm gương tốt cho Trung Nghĩa - em con.
Con có biết ý nghĩa tên của con và em con không? Mẹ con đặt tên cho hai con Nhân - Nghĩa là có ý muốn hai con sống hiếu, thảo, có tình, có nghĩa với ông, bà, cha, mẹ. Cho nên con phải có nghĩa vụ quan tâm chăm sóc, nghe lời dạy dỗ của bà nội, của cha con và phải có trách nhiệm dạy dỗ em con.
Muốn có công ăn, việc làm sau này, ngay từ bây giờ, con phải lo học tập, học thật giỏi để còn thi vào đại học. Có nghề nghiệp mới tìm được việc làm.
Vui chơi, giải trí, lên mạng internet cũng cần thiết nhưng phải lành mạnh và đừng để ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nên dành thời gian thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.
Trung Nhân con!
Dù mẹ con không còn nữa, không thể trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ cho các con nhưng bác Tư nghĩ rằng mẹ luôn ở bên con và dõi theo từng bước chân của con, mẹ luôn mong các con vui vẻ, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Thương cha, nhớ mẹ, bác Tư mong con hãy cố gắng xứng đáng là người con hiếu thảo, chăm, ngoan, học giỏi để mẹ con yên lòng!
Bác Tư luôn tin tưởng ở con!
Bác Tư của con.
Vị Thanh, ngày 30 tháng 5 năm 2008
Trung Nhân con! Bác Tư định nói chuyện với con rất nhiều, nhưng chưa có thời gian. Bác Tư rất thương con và Trung Nghĩa.
Mẹ con đã mất, các con không còn có được sự nâng niu, chăm sóc của mẹ hiền. Cha con một mình “gà trống nuôi con” vừa vất vả lao động kiếm tiền vừa lo cho gia đình vừa lo cho các con ăn học. Trung Nghĩa em con còn quá nhỏ, quá ngây thơ.
Bà nội do tuổi đã cao, không còn khỏe để chăm sóc cho các con. Các cô, các chú rất thương các con, muốn bù đắp phần nào sự thiếu hụt tình cảm cho hai con, nhưng ở xa nên cũng khó có điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ các con. Hoàn cảnh của con thật đáng thương!
Năm nay, con đã học lớp 6, chưa phải đã trưởng thành nhưng cũng không còn nhỏ. Con đã có thể nhận biết được việc gì nên và không nên làm để mẹ con an lòng nơi chín suối, không phụ lòng bà nội, để cha con an tâm làm việc, để làm tấm gương tốt cho Trung Nghĩa - em con.
Con có biết ý nghĩa tên của con và em con không? Mẹ con đặt tên cho hai con Nhân - Nghĩa là có ý muốn hai con sống hiếu, thảo, có tình, có nghĩa với ông, bà, cha, mẹ. Cho nên con phải có nghĩa vụ quan tâm chăm sóc, nghe lời dạy dỗ của bà nội, của cha con và phải có trách nhiệm dạy dỗ em con.
Muốn có công ăn, việc làm sau này, ngay từ bây giờ, con phải lo học tập, học thật giỏi để còn thi vào đại học. Có nghề nghiệp mới tìm được việc làm.
Vui chơi, giải trí, lên mạng internet cũng cần thiết nhưng phải lành mạnh và đừng để ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nên dành thời gian thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.
Trung Nhân con!
Dù mẹ con không còn nữa, không thể trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ cho các con nhưng bác Tư nghĩ rằng mẹ luôn ở bên con và dõi theo từng bước chân của con, mẹ luôn mong các con vui vẻ, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Thương cha, nhớ mẹ, bác Tư mong con hãy cố gắng xứng đáng là người con hiếu thảo, chăm, ngoan, học giỏi để mẹ con yên lòng!
Bác Tư luôn tin tưởng ở con!
Bác Tư của con.
Phó Chủ tịch tỉnh đi xe đạp
TRẦN HIỆP THỦY
*Bài tham gia Báo Xuân Hậu Giang năm 2012:
“Ngày xưa là Chánh Văn phòng - Ngày nay Chủ nhiệm đặt vòng tránh thai” - có dạo tôi hay chào gọi anh theo kiểu “Bút Tre” cải biên đó. Ở tỉnh Cần Thơ (cũ), anh từng là Chánh Văn phòng UBND tỉnh nhảy sang làm Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, rồi về tỉnh mới Hậu Giang giữ nhiều trọng trách, làm Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư rồi nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Hết phụ trách lĩnh vực công – nông nghiệp, giải phóng mặt bằng nóng bỏng một thời, cả lĩnh vực công nghệ thông tin nhiều thách thức, rồi sang lĩnh vực văn hóa – xã hội bộn bề công việc. Ở đâu, làm gì anh cũng cần mẫn, không ồn ào, nhưng đều tạo dấu ấn. Anh em trìu mến gọi anh là “Tư Lập” (Trần Thành Lập), còn tôi và số bạn bè thân quen thì gọi “Tư xe đạp”.
Người không ồn ào
Có mặt tại tỉnh Hậu Giang ngay từ những ngày đầu thành lập, anh Tư xe đạp cùng mọi người sẻ chia cảnh “ở nhà tạm, ngủ giường xếp, ăn cơm bếp” suốt một thời gian dài. Với nhiệm vụ Trưởng ban Chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin, anh xông vô “3 điểm yếu” căn bản của tin học hóa quản lý nhà nước: Cơ sở hạ tầng mạng, phần mềm ứng dụng và trình độ cán bộ, công chức.
Được lãnh đạo tỉnh ủng hộ, anh em đồng lòng, trung ương quan tâm, nhờ cách làm sáng tạo mà chỉ trong vài năm, Hậu Giang nổi lên như một hiện tượng của vùng ĐBSCL: Văn phòng UBND tỉnh là nơi được công nhận ứng dụng “ISO hành chính” gắn với “tin học hóa” sớm nhất và nhờ hiệu quả thực chất đã nhanh chóng nhân rộng ra các sở, ngành, cấp huyện, cấp xã. Hầu hết văn bản ở “tỉnh thứ 13” này của Tây Nam Bộ đều được trao đổi qua mạng từ rất sớm; website của UBND tỉnh (www.haugiang.gov.vn) cũng được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng là một trong những trang tin điện tử tốt nhất.
Nhiều cán bộ, công chức Hậu Giang vẫn chưa quên những ngày đầu lọng cọng gõ bàn phím máy tính, rồi chỉ sau vài tháng tham gia chiến dịch “xóa dốt tin học” do anh Trần Thành Lập phát động, họ đã sử dụng thành thạo Internet, phần mềm quản lý hành chính như thế nào.
Có những chuyện “tin học hóa” bây giờ là bình thường, nhưng cách nay 2 thập niên là “rất mới mẻ”. Thời ấy, dưới sự chỉ đạo “mềm mỏng và quyết liệt” của anh Tư xe đạp, Văn phòng UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) là một “điểm sáng” ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống văn phòng cả nước. Có lẽ vì vậy mà đã góp phần “truyền lửa” cho người về tỉnh mới, với cách làm sáng tạo của Tư xe đạp và anh em, đã nhanh chóng tạo ra “hiện tượng” mới trong tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của một Hậu Giang sinh sau, đẻ muộn, còn nhiều khó khăn.
Dấu ấn của anh “Tư xe đạp” còn để lại trong công tác giải phóng mặt bằng ở Hậu Giang cũng rất sâu đậm. Với tư cách là “tư lệnh” trên “mặt trận nóng bỏng”, anh trực tiếp xuống dân, lắng nghe – đối thoại. Nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh được triển khai với tốc độ giải phóng mặt bằng nhanh kỷ lục. Nhiểu năm liên tiếp, Hậu Giang gần như không phát sinh điểm nóng khiếu kiện đông người, vượt cấp về giải phóng mặt bằng. Đây chính là kết quả của một cuộc vận động lớn, là cả một nghệ thuật “nghe dân nói, nói dân nghe, dân hiểu; làm dân tin, dân hưởng ứng”. Cũng từ năm 2004 đến nay, Hậu Giang luôn duy trì tốt “Chiến dịch giao thông thủy lợi”. Đã có hàng ngàn tỉ đồng được đầu tư mà vốn dân đóng góp chiếm hơn 80%. Cách thức phát động và ”treo thưởng” của tỉnh này cũng đầy sáng tạo. Các giải thưởng cho chiến dịch hàng năm trị giá từ 5-10 tỉ đồng, nhưng tiền thưởng không bị tiêu xài mà chảy vào công trình của những nơi làm tốt. Đó cũng là cách anh “Tư xe đạp” treo giải thưởng bằng “bộ máy vi tính” cho cơ quan có CBCC đạt giải trong các cuộc thi tin học. Kết quả là, kiến thức CNTT của cán bộ được nâng lên mà tỉnh cũng chẳng tốn kém kinh phí khen thưởng vì đằng nào cũng phải đầu tư trang bị máy tính cho anh em.
Xe đạp và đời thườngỞ đời, mỗi người đều phải đóng nhiều vai nên không phải dễ “làm tròn vai”. Quen biết anh Tư xe đạp nhiều năm, từng là cán bộ dưới quyền, là em út, rồi bạn bè “cà phê”, tôi cảm nhận được rằng anh đóng nhiều vai nhưng không hề “diễn”, mà rất thật, thật như chuyện anh… đi xe đạp.
Những ngày cuối tuần, ngoài giờ hành chính, sau khi cởi bỏ chiếc áo công chức trở về với gia đình, người thân, bạn bè, anh thực sự hòa mình với họ. Những lúc rãnh rỗi, người ta vẫn thấy anh đạp xe rong ruỗi trên đường hay ngồi mấy quán cà phê bụi, lân la với mấy tay thợ sửa xe đạp hè phố ... Bình dân đến mức “bị phê bình”. Nhưng anh cứ cười trừ, bởi Phó chủ tịch tỉnh đi xe đạp không phải để “làm dáng” mà thực sự là niềm đam mê.
Mấy chiếc xe đạp mà anh tìm kiếm, nài nỉ mua lại cho bằng được có “niên đại” từ thời Pháp thuộc hoặc những năm 1950, chắc là của những công chức xưa hay của thầy ký, thầy giáo nào đó. Có chiếc còn nguyên “facture” (hóa đơn mua hàng) với “con niêm” của Nha thuế vụ xưa được anh nâng niu như báu vật. Xe đạp và đời thường. Chơi xe đạp cổ, nhưng anh vẫn luôn tự làm mới mình. Thật xứng danh “anh Tư xe đạp”!
"Chú ơi, cái chân chống!"
Cái chân chống là một chi tiết nhỏ của chiếc xe gắn máy. Việc quên gạt chân chống xe cũng là chuyện nhỏ nhưng lại ẩn chứa rất nhiều tai họa không ngờ. Nhiều tai nạn đã xảy ra trên đường phố cũng chỉ vì cái chi tiết nhỏ ấy.
Một sáng đầu tuần, tôi có việc phải đi đến cơ quan Bảo hiểm, xe tôi chạy không nhanh, khi đến ngã ba đường Trương Định, nhìn qua kính chiếu hậu, tôi thấy một em học sinh, lưng đeo ba lô, vai quàng khăn đỏ, cố đạp xe nhanh hơn, khi hai xe chạy song song, em lịch sự nhắc tôi: "Chú ơi, cái chân chống!".
Như một phản xạ tự nhiên, tôi đáp lại: "Cảm ơn cháu nhiều!" Em nhìn tôi và mỉm cười thật tươi, rồi đạp xe qua đường Ngô Quyền. Tôi nhìn theo em khuất dần sau cổng trường Đoàn Thị Điểm.
Trong mắt tôi, hình ảnh một cậu học trò cao to, khỏe mạnh, với chiếc khăn quàng, đỏ thắm trên vai, có giọng nói truyền cảm, một nụ cười thân thiện. Có lẽ lâu lắm rồi tôi mới thấy một nụ cười dễ thương đến thế.
Từ một lời nhắc nhở chân thành đó, tôi tin rằng, em là người con ngoan của cha mẹ, một cậu học trò giỏi của trường, một công dân tốt của xã hội. Tôi thầm mong cho em luôn khỏe mạnh, học thật giỏi, sau này có việc làm tốt, thu nhập ổn định, làm giàu cho bản thân và gia đình, giúp ít cho xã hội.
"Chú ơi, cái chân chống!" một giọng nói ấm áp, dễ thương, một sự quan tâm hồn nhiên, vô tư, dù nhỏ thôi nhưng đã mang lại niềm vui và cả sự an toàn đến cho tôi. Đó là đạo đức, là lương tâm, là trách nhiệm xã hội, rất có ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống.
Mỗi ngày, hãy cố gắng mở lòng và tiếp nhận cuộc sống bằng một trái tim nồng ấm hơn, một sự giúp đỡ vô tư, một lời nhắc nhở chân thành, một nụ cười sẻ chia. Đó là điều quý giá nhất mà chúng ta chỉ có thể nhận được từ cuộc sống quanh ta.
Cuộc sống sẽ ấm áp hơn, tốt đẹp hơn, dễ thương hơn nếu chúng ta gặp được nhiều em học sinh với chiếc khăn quàng đỏ, có giọng nói dễ thương "Chú ơi, cái chân chống!"
Trần Thành Lập
Cần Thơ, ngày 29 tháng 10 năm 2014
Một sáng đầu tuần, tôi có việc phải đi đến cơ quan Bảo hiểm, xe tôi chạy không nhanh, khi đến ngã ba đường Trương Định, nhìn qua kính chiếu hậu, tôi thấy một em học sinh, lưng đeo ba lô, vai quàng khăn đỏ, cố đạp xe nhanh hơn, khi hai xe chạy song song, em lịch sự nhắc tôi: "Chú ơi, cái chân chống!".
Như một phản xạ tự nhiên, tôi đáp lại: "Cảm ơn cháu nhiều!" Em nhìn tôi và mỉm cười thật tươi, rồi đạp xe qua đường Ngô Quyền. Tôi nhìn theo em khuất dần sau cổng trường Đoàn Thị Điểm.
Trong mắt tôi, hình ảnh một cậu học trò cao to, khỏe mạnh, với chiếc khăn quàng, đỏ thắm trên vai, có giọng nói truyền cảm, một nụ cười thân thiện. Có lẽ lâu lắm rồi tôi mới thấy một nụ cười dễ thương đến thế.
Từ một lời nhắc nhở chân thành đó, tôi tin rằng, em là người con ngoan của cha mẹ, một cậu học trò giỏi của trường, một công dân tốt của xã hội. Tôi thầm mong cho em luôn khỏe mạnh, học thật giỏi, sau này có việc làm tốt, thu nhập ổn định, làm giàu cho bản thân và gia đình, giúp ít cho xã hội.
"Chú ơi, cái chân chống!" một giọng nói ấm áp, dễ thương, một sự quan tâm hồn nhiên, vô tư, dù nhỏ thôi nhưng đã mang lại niềm vui và cả sự an toàn đến cho tôi. Đó là đạo đức, là lương tâm, là trách nhiệm xã hội, rất có ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống.
Mỗi ngày, hãy cố gắng mở lòng và tiếp nhận cuộc sống bằng một trái tim nồng ấm hơn, một sự giúp đỡ vô tư, một lời nhắc nhở chân thành, một nụ cười sẻ chia. Đó là điều quý giá nhất mà chúng ta chỉ có thể nhận được từ cuộc sống quanh ta.
Cuộc sống sẽ ấm áp hơn, tốt đẹp hơn, dễ thương hơn nếu chúng ta gặp được nhiều em học sinh với chiếc khăn quàng đỏ, có giọng nói dễ thương "Chú ơi, cái chân chống!"
Trần Thành Lập
Cần Thơ, ngày 29 tháng 10 năm 2014
Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014
Tiếng "cảm ơn", lời "xin lỗi”- bài học đầu tiên
Có những "chuyện lớn" mà không quan trọng, nhưng có những "chuyện nhỏ" mà không hề nhỏ và rất quan trọng!
Ông bà ta nói: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Những "chuyện nhỏ" vậy mà còn phải học!
Và đã từ lâu tiếng "cảm ơn", lời "xin lỗi” đã trở thành thói quen ứng xử và là bài học đầu tiên mà tôi học được trong gia đình.
Tôi nhớ, ngay từ lúc còn nhỏ, má tôi là người dạy con rất nghiêm khắc. Mỗi lần nhận một chút quà bánh từ bất kỳ ai, tôi đều phải khoanh tay và nói lời "cảm ơn". Tôi cũng thường hay bị má đánh đòn vì tội ham chơi và tôi phải "xin lỗi" má vì cái tội ấy.
Tiếng "cảm ơn" thốt ra làm người nói và người nghe thân thiện hơn, vui vẻ hơn và lời "xin lỗi" chân tình làm cho người ta lịch sự hơn, cao thượng hơn. Đó là chuẩn mực đạo đức cơ bản trong cuộc sống của mỗi người.
Sáu năm du học, nhiều chuyến công du, ấn tượng và bài học đầu tiên của tôi không phải là bài học về công nghệ hiện đại hay những bài học với những từ ngữ, học thuật cao siêu về "thế giới đại đồng" mà là bài học "Cảm ơn" và "Xin lỗi". Đó là hai từ tôi được nghe nhiều nhất ở trường, ở ký túc xá, trên đường phố, trên tàu điện ngầm, trong siêu thị hay bất cứ nơi đâu.
"Cảm ơn" và "xin lỗi"- bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người lãng quên. Tiếng "cảm ơn" lời "xin lỗi" đang thưa dần...
Trong đời sống, dần dần có một bộ phận không nhỏ từ học sinh, sinh viên đến cán bộ, công chức, từ trẻ em đến người lớn đã rất ít quan tâm và rất ít sử dụng đến hai cặp từ "cảm ơn" và "xin lỗi".
Ai đã không biết nói lời "cảm ơn" và "xin lỗi" vì những điều nhỏ nhất thì không momg làm được những điều vĩ đại!
Hãy biết nói lời "cảm ơn" và "xin lỗi" đúng lúc và khi cần con nhé!
Viết cho con
Trần Thành Lập
Cần Thơ, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014
Hút thuốc lá-thói quen không tốt cho sức khỏe!
Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe! Ai cũng biết. Nhưng từ bỏ thói quen hút thuốc thì không phải ai cũng làm được. Thậm chí, nhiều người còn không biết thế nào là vi phạm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Cách đây không lâu, tôi có dịp đi công tác nước ngoài. Khi mọi người đã lên xe, nhưng tài xế chưa cho xe chạy, mà vẫn đậu một chỗ và mở hết tất cả các quạt thông gió. Đến gần 20 phút sau, người phiên dịch thông báo rằng vì trên xe còn có khói thuốc lá. Lỗi vi phạm này có thể bị phạt đến 1000 euro (tương đương 1575 USD). Thì ra, có một anh trong đoàn khi đã lên xe còn cố rít thêm mấy hơi thuốc và vô tư nhả khói trên xe.
Ở một hội nghị tổng kết cuối năm, mọi người đang thảo luận, bổng có một chị đứng lên đi về. Sau đó, lãnh đạo yêu cầu Chánh Văn phòng cho làm giải trình vì không nghiêm túc khi dự hội nghị. Thì ra chị không chịu được khói thuốc của người chủ trì trong phòng họp vì chị đang mang thai.
Cũng cách đây hơn hai năm, gia đình tôi cùng đi ăn sáng. Thói quen, ăn xong, tôi vô tư hút thuốc. Chờ tôi hút xong, cháu tôi, Ngô Xuân Lộc, mới hơn 4 tuổi đến ôm tôi và hỏi: ông cậu không sợ bệnh sau mà hút thuốc? Tôi xoa đầu cháu tôi! Thương cháu mình và suy nghỉ, tại sao mình hút thuốc mà để ảnh hưởng đến những người chung quanh, trong đó có con cháu của mình.
Kể từ đó, tôi cố gắng từ bỏ thói quen hút thuốc. Và đã hơn 2 năm tôi không hút thuốc lá.
Không hút thuốc lá có thể giúp mình cải thiện được sức khỏe, cũng như không làm ảnh hưỡng đến sức khỏe của người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
Thực tế cho thấy, bỏ thói quen hút thuốc không đơn giản. Tôi suy nghỉ “Việc nhỏ không làm được thì việc lớn không thành công”.
Theo kinh nghiệm của tôi, đã bỏ thuốc mà hút lại thì hút rất nhiều; đã quyết tâm thì dứt khoát, quyết liệt bỏ ngay từ ban đầu. Trong thời gian bỏ thuốc, mỗi lần ăn xong phải đánh răng súc miệng, khi có cảm giác thèm hút thuốc lá thì súc miệng bằng nước chè xanh, nên tránh gần người hút thuốc. Đặc biệt trong bàn nhậu, không thách đố và không ngồi gần người hút thuốc.
Điều quan trọng muốn bỏ thói quen hút thuốc phải quyết tâm rất cao. Quan trọng nhất là vì sức khỏe của mình, con cháu của mình!
Cần Thơ, ngày 27 tháng 10 năm 2014
Cách đây không lâu, tôi có dịp đi công tác nước ngoài. Khi mọi người đã lên xe, nhưng tài xế chưa cho xe chạy, mà vẫn đậu một chỗ và mở hết tất cả các quạt thông gió. Đến gần 20 phút sau, người phiên dịch thông báo rằng vì trên xe còn có khói thuốc lá. Lỗi vi phạm này có thể bị phạt đến 1000 euro (tương đương 1575 USD). Thì ra, có một anh trong đoàn khi đã lên xe còn cố rít thêm mấy hơi thuốc và vô tư nhả khói trên xe.
Ở một hội nghị tổng kết cuối năm, mọi người đang thảo luận, bổng có một chị đứng lên đi về. Sau đó, lãnh đạo yêu cầu Chánh Văn phòng cho làm giải trình vì không nghiêm túc khi dự hội nghị. Thì ra chị không chịu được khói thuốc của người chủ trì trong phòng họp vì chị đang mang thai.
Cũng cách đây hơn hai năm, gia đình tôi cùng đi ăn sáng. Thói quen, ăn xong, tôi vô tư hút thuốc. Chờ tôi hút xong, cháu tôi, Ngô Xuân Lộc, mới hơn 4 tuổi đến ôm tôi và hỏi: ông cậu không sợ bệnh sau mà hút thuốc? Tôi xoa đầu cháu tôi! Thương cháu mình và suy nghỉ, tại sao mình hút thuốc mà để ảnh hưởng đến những người chung quanh, trong đó có con cháu của mình.
Kể từ đó, tôi cố gắng từ bỏ thói quen hút thuốc. Và đã hơn 2 năm tôi không hút thuốc lá.
Không hút thuốc lá có thể giúp mình cải thiện được sức khỏe, cũng như không làm ảnh hưỡng đến sức khỏe của người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
Thực tế cho thấy, bỏ thói quen hút thuốc không đơn giản. Tôi suy nghỉ “Việc nhỏ không làm được thì việc lớn không thành công”.
Theo kinh nghiệm của tôi, đã bỏ thuốc mà hút lại thì hút rất nhiều; đã quyết tâm thì dứt khoát, quyết liệt bỏ ngay từ ban đầu. Trong thời gian bỏ thuốc, mỗi lần ăn xong phải đánh răng súc miệng, khi có cảm giác thèm hút thuốc lá thì súc miệng bằng nước chè xanh, nên tránh gần người hút thuốc. Đặc biệt trong bàn nhậu, không thách đố và không ngồi gần người hút thuốc.
Điều quan trọng muốn bỏ thói quen hút thuốc phải quyết tâm rất cao. Quan trọng nhất là vì sức khỏe của mình, con cháu của mình!
Cần Thơ, ngày 27 tháng 10 năm 2014
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014
Tôi vẫn còn ray rứt với kết quả cải cách hành chính
Bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Hậu Giang ngày 04/09/2014
Khi còn đương chức, ông Trần Thành Lập, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hay nhắc cán bộ hãy luôn cười lúc tiếp dân, gặp gỡ doanh nghiệp. Là người tâm huyết với công tác cải cách hành chính (CCHC), ông Trần Thành Lập chủ trương phải cải cách từ những điều nhỏ và giản đơn như thế. Vừa qua, khi về lại Hậu Giang tham dự Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 9 (kỳ họp bất thường), ông Trần Thành Lập đã dành cho phóng viên Báo Hậu Giang cuộc trao đổi chân tình. Ông cho biết:
- Tôi xin miễn nhiệm từ tháng 7-2014, từ thời điểm đó đến nay, tôi thật sự trở thành người của gia đình. Giống bao nhiêu người khác thôi, lúc rảnh thì vui cùng con cháu, gặp gỡ thân hữu, bạn bè. Tính ra trong 60 năm cuộc đời, tôi đã hơn 40 năm tham gia cách mạng, trên 10 năm gắn bó với Hậu Giang. Về làm dân, tôi có điều kiện để chăm lo cho gia đình, làm một công dân tốt, tham gia các hoạt động ở địa phương, các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội, từ thiện ở TP.Cần Thơ. Với tôi, giờ đây quan trọng là phải nuôi dạy con cháu thành người có ích, phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, xứng đáng là người ông, người cha mẫu mực.
Thưa ông, nhiều cán bộ lãnh đạo sau khi về hưu thường được mời tham gia các tổ chức vì cộng đồng hoặc các hội đặc thù nào đó, nếu được mời, ông có tham gia ?
- Muốn tham gia tổ chức nào đó thì phải xem lại sức khỏe, điều kiện thực tế của mình, và cần một cái duyên nữa. Nếu đến một lúc nào đó, những điều kiện tôi nói đến với mình thì tôi cũng sẵn sàng tham gia, không phân vân gì.
Trước đây, trong những cuộc họp khi còn đương chức, ông hay bày tỏ sự phân vân khi là “thủ lĩnh” của quá nhiều Ban chỉ đạo, ông muốn nói gì về điều này, thưa ông ?
- Trước đây, tôi được báo cáo là làm Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) hơn 100 BCĐ. Sau đó, tôi trực tiếp rà soát và giảm lại còn hơn 70 BCĐ. Tuy nhiên, theo ý kiến của riêng mình, tôi thấy trong hơn 70 BCĐ đó, cần thiết chỉ khoảng 50%. Công việc thì lúc nào cũng cần, nhưng vì quá nhiều, nên sinh ra sự chồng lấn trong công tác. Nếu chúng ta biết sắp xếp, sẽ giảm được rất nhiều BCĐ. Từ chỗ giảm BCĐ sẽ giảm được các cuộc họp, giảm thời gian, giảm công sức, giảm kinh phí cho Nhà nước... Tôi mong muốn giảm càng nhiều BCĐ càng tốt, điều này sẽ giúp các BCĐ còn lại hoạt động hiệu quả và có hiệu lực hơn.
Ông được khen là người thổi làn gió mới cho hoạt động CCHC ở tỉnh Hậu Giang, ông đã thật sự hài lòng với kết quả CCHC thời gian qua chưa ?
- Tôi không dám nhận mình là người thổi làn gió mới vào hoạt động CCHC của tỉnh. Với CCHC và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý nhà nước, tôi rất quyết tâm và tâm huyết. Tôi luôn muốn làm sao để công tác CCHC tốt hơn, qua đó phục vụ doanh nghiệp và nhân dân hiệu quả, giảm được phiền hà, tiêu cực, từng bước thực hiện chính quyền điện tử ở địa phương, đỡ chi phí không cần thiết. Dù đạt được những thành công nhất định, nhưng tôi thấy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, mong mỏi của người dân, doanh nghiệp. Tôi vẫn còn ray rứt nhất định, nhưng tôi tin tưởng lãnh đạo của tỉnh và các địa phương, nhất là lực lượng cán bộ trẻ sẽ tiếp tục làm tốt điều này, đưa tiến trình CCHC, ứng dụng CNTT thành công hơn nữa.
Ông có điều gì muốn chia sẻ với người kế nhiệm của mình vừa được HĐND tỉnh bầu trong kỳ họp bất thường vừa qua ?
- Tôi đã từng công tác và làm việc với đồng chí Đồng Văn Thanh, tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Thanh đã trải qua nhiều nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp, với năng lực của đồng chí, tôi tin đồng chí Thanh sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thưa ông, Hậu Giang thời gian tới nên chú ý điều gì để có thể phát triển hơn ?
- Đối với Hậu Giang, hơn 10 năm qua cho thấy sự phát triển vượt bậc. Điều chúng ta tâm đắc nhất là tỉnh đã chọn được những khâu đột phá cho sự phát triển của một tỉnh thuần nông. Ngay từ những năm đầu chia tách, chúng ta đã xây dựng được các khâu đột phá hiệu quả và thiết thực. UBND tỉnh cũng đã đề ra 4 chương trình đột phá liên quan đến xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp-nông thôn, CCHC, phát triển nguồn nhân lực. Qua thời gian thực hiện, các chương trình này đã chứng tỏ hiệu quả và sự cần thiết của nó.
Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, cần giữ và tiếp tục thực hiện các chương trình đột phá này, đồng thời đẩy mạnh phát triển nông nghiệp một cách bền vững hơn.
“Cứ gọi tôi là Tư Lập”: Tôi là người Nam bộ, khi đi làm việc công hay tư, theo thói quen đặc trưng của vùng miền, mọi người hay gọi tôi là Tư Lập. Tôi cũng thích cách gọi này. “Quan nhất thời, dân vạn đại” mà, bởi vậy hãy cứ gọi tôi là Tư Lập cho gần gũi…
Xin được cảm ơn ông !
H.NGUYÊN thực hiện
Khi còn đương chức, ông Trần Thành Lập, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hay nhắc cán bộ hãy luôn cười lúc tiếp dân, gặp gỡ doanh nghiệp. Là người tâm huyết với công tác cải cách hành chính (CCHC), ông Trần Thành Lập chủ trương phải cải cách từ những điều nhỏ và giản đơn như thế. Vừa qua, khi về lại Hậu Giang tham dự Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 9 (kỳ họp bất thường), ông Trần Thành Lập đã dành cho phóng viên Báo Hậu Giang cuộc trao đổi chân tình. Ông cho biết:
- Tôi xin miễn nhiệm từ tháng 7-2014, từ thời điểm đó đến nay, tôi thật sự trở thành người của gia đình. Giống bao nhiêu người khác thôi, lúc rảnh thì vui cùng con cháu, gặp gỡ thân hữu, bạn bè. Tính ra trong 60 năm cuộc đời, tôi đã hơn 40 năm tham gia cách mạng, trên 10 năm gắn bó với Hậu Giang. Về làm dân, tôi có điều kiện để chăm lo cho gia đình, làm một công dân tốt, tham gia các hoạt động ở địa phương, các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội, từ thiện ở TP.Cần Thơ. Với tôi, giờ đây quan trọng là phải nuôi dạy con cháu thành người có ích, phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, xứng đáng là người ông, người cha mẫu mực.
Thưa ông, nhiều cán bộ lãnh đạo sau khi về hưu thường được mời tham gia các tổ chức vì cộng đồng hoặc các hội đặc thù nào đó, nếu được mời, ông có tham gia ?
- Muốn tham gia tổ chức nào đó thì phải xem lại sức khỏe, điều kiện thực tế của mình, và cần một cái duyên nữa. Nếu đến một lúc nào đó, những điều kiện tôi nói đến với mình thì tôi cũng sẵn sàng tham gia, không phân vân gì.
Trước đây, trong những cuộc họp khi còn đương chức, ông hay bày tỏ sự phân vân khi là “thủ lĩnh” của quá nhiều Ban chỉ đạo, ông muốn nói gì về điều này, thưa ông ?
- Trước đây, tôi được báo cáo là làm Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) hơn 100 BCĐ. Sau đó, tôi trực tiếp rà soát và giảm lại còn hơn 70 BCĐ. Tuy nhiên, theo ý kiến của riêng mình, tôi thấy trong hơn 70 BCĐ đó, cần thiết chỉ khoảng 50%. Công việc thì lúc nào cũng cần, nhưng vì quá nhiều, nên sinh ra sự chồng lấn trong công tác. Nếu chúng ta biết sắp xếp, sẽ giảm được rất nhiều BCĐ. Từ chỗ giảm BCĐ sẽ giảm được các cuộc họp, giảm thời gian, giảm công sức, giảm kinh phí cho Nhà nước... Tôi mong muốn giảm càng nhiều BCĐ càng tốt, điều này sẽ giúp các BCĐ còn lại hoạt động hiệu quả và có hiệu lực hơn.
Ông được khen là người thổi làn gió mới cho hoạt động CCHC ở tỉnh Hậu Giang, ông đã thật sự hài lòng với kết quả CCHC thời gian qua chưa ?
- Tôi không dám nhận mình là người thổi làn gió mới vào hoạt động CCHC của tỉnh. Với CCHC và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý nhà nước, tôi rất quyết tâm và tâm huyết. Tôi luôn muốn làm sao để công tác CCHC tốt hơn, qua đó phục vụ doanh nghiệp và nhân dân hiệu quả, giảm được phiền hà, tiêu cực, từng bước thực hiện chính quyền điện tử ở địa phương, đỡ chi phí không cần thiết. Dù đạt được những thành công nhất định, nhưng tôi thấy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, mong mỏi của người dân, doanh nghiệp. Tôi vẫn còn ray rứt nhất định, nhưng tôi tin tưởng lãnh đạo của tỉnh và các địa phương, nhất là lực lượng cán bộ trẻ sẽ tiếp tục làm tốt điều này, đưa tiến trình CCHC, ứng dụng CNTT thành công hơn nữa.
Ông có điều gì muốn chia sẻ với người kế nhiệm của mình vừa được HĐND tỉnh bầu trong kỳ họp bất thường vừa qua ?
- Tôi đã từng công tác và làm việc với đồng chí Đồng Văn Thanh, tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Thanh đã trải qua nhiều nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp, với năng lực của đồng chí, tôi tin đồng chí Thanh sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thưa ông, Hậu Giang thời gian tới nên chú ý điều gì để có thể phát triển hơn ?
- Đối với Hậu Giang, hơn 10 năm qua cho thấy sự phát triển vượt bậc. Điều chúng ta tâm đắc nhất là tỉnh đã chọn được những khâu đột phá cho sự phát triển của một tỉnh thuần nông. Ngay từ những năm đầu chia tách, chúng ta đã xây dựng được các khâu đột phá hiệu quả và thiết thực. UBND tỉnh cũng đã đề ra 4 chương trình đột phá liên quan đến xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp-nông thôn, CCHC, phát triển nguồn nhân lực. Qua thời gian thực hiện, các chương trình này đã chứng tỏ hiệu quả và sự cần thiết của nó.
Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, cần giữ và tiếp tục thực hiện các chương trình đột phá này, đồng thời đẩy mạnh phát triển nông nghiệp một cách bền vững hơn.
“Cứ gọi tôi là Tư Lập”: Tôi là người Nam bộ, khi đi làm việc công hay tư, theo thói quen đặc trưng của vùng miền, mọi người hay gọi tôi là Tư Lập. Tôi cũng thích cách gọi này. “Quan nhất thời, dân vạn đại” mà, bởi vậy hãy cứ gọi tôi là Tư Lập cho gần gũi…
Xin được cảm ơn ông !
H.NGUYÊN thực hiện
Chuyện về hưu
Tôi làm đơn xin từ chức để về hưu từ ngày 25 tháng 7 năm 2014. Đến ngày 18 tháng 9 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với tôi để nghỉ hưu theo quy định.
Từ đó đến nay, tôi thật sự trở thành người của gia đình. Giống bao nhiêu người khác, lúc rảnh thì vui cùng con cháu, gặp gỡ anh em, bạn bè.
Tính ra trong 59 năm cuộc đời, tôi đã gần 44 năm tham gia cách mạng, trên 10 năm gắn bó với Hậu Giang.
Về làm dân, tôi có điều kiện để chăm lo cho gia đình, làm một công dân tốt, tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.
Với tôi, giờ đây quan trọng là phải nuôi dạy con cháu thành người có ích, phát huy truyền thống của gia đình, xứng đáng là người ông, người cha mẫu mực.
Dù là cán bộ hay công chức, thầy giáo hay bác sĩ, công nhân hay nông dân, đã là người lao động trước sau gì thì cũng về hưu. Dù là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao hay người lao công rồi cũng trở về với cuộc sống dân thường. Đó là điều hết sức tự nhiên, là bình thường, là quy luật và là qui định của Pháp luật.
Về hưu, đây là một giai đoạn mới khá quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Về với gia đình, về "làm dân", bỏ lại sau lưng tất cả những thói quen của một công chức để bước vào một nề nếp sinh hoạt hoàn toàn mới- làm người "vạn đại"
Với tôi, gần 44 năm làm việc nước là quá đủ. Tôi không thích bon chen, chạy chọt chức quyền, tôi không chạy sửa lại khai sinh để được kéo dài thời gian tại vị. Bạn tôi, có đứa chúc mừng tôi "hạ cánh an toàn", tôi cãi: Tôi có bay bao giờ đâu mà hạ cánh? Tôi thực sự VỀ HƯU!
Hôm nay, ngày 25 tháng 10 là ngày sinh nhật lần thứ 59 của tôi (tôi tuổi Ất Mùi), cũng đồng nghĩa với năm mươi chín mùa Xuân đã đi qua, cũng là lúc tôi chính thức từ giã "chính trường" để về với gia đình,về với cái nôi thân yêu, cái tổ ấm chở che, nuôi dưỡng tôi suốt cả cuộc đời, về để nghỉ ngơi, để thở cái hơi ấm của tình thương yêu, để sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc bên gia đình trong những ngày còn lại của một đời người.
Tôi đã chuẩn bị rất kỹ, rất chu đáo cho hành trang của mình “Ngày về hưu”. Tôi đã đọc và tìm hiểu rất nhiều về tâm lý, về sinh hoạt, về sức khỏe, về hoạt động xã hội của những người đi trước để tìm cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh.
Tôi đã nghiên cứu và lập trang blog "Chuyện nhỏ cho con" với tên miền: chuyennhochocon.blogspot.com.
Đây là trang ghi chép những chuyện nhỏ trong cuộc sống hàng ngày (Vì lâu rồi, tôi chỉ lo làm việc nước), là nơi lưu trữ những kỷ niệm vui, buồn mà mình đã từng trải qua trong cuộc sống và để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, khắc sâu hơn những chuẩn mực, hành vi, đạo đức cần thiết cho bản thân và cho con cháu sau này.
Từ trang chuyennhochocon.blogspot.com, tôi sẽ thu thập thêm thật nhiều những thông tin hữu ích cho con người, để chúng ta luôn học hỏi và hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Cuộc sống, có nhiều chuyện, dù là chuyện nhỏ, muốn nói với con, với cháu nhưng, không phải chuyện nào cũng có thể nói bằng lời. Thế nên, Chuyện nhỏ cho con vẫn còn lưu lại những trang ghi chép để chia sẻ cùng con, cùng cháu sau này. Nếu nhờ đó mà có thể giúp cho con, cho cháu có thêm kiến thức từ thực tiễn cuộc sống mà lớn khôn, và sống tốt với mọi người thì đây cũng là một niềm vui và hạnh phúc cho bản thân.
Từ nhũng chuyện nhỏ, mà ở đó tôi cảm thấy lòng mình vui hơn, với đam mê, say đắm, mà lắm lúc quên đi cả dòng thời gian đang trôi theo năm tháng. Còn gì thích thú cho bằng!
Vâng, hãy ghi nhớ nhũng điều làm ta hạnh phúc!
Hãy ý thức từ chuyện nhỏ, để chúng ta luôn sống tốt hơn!
Tôi không phải suy nghĩ nhiều đến cuộc sống của mình sẽ như thế nào khi về hưu? Và thực sự tự tin mà nói rằng, đó sẽ là những năm tháng thật sự an nhàn và tự do làm mọi điều mình thích....
Người ta thường nói: Cơ thể con người là một cổ máy sinh học vô cùng tinh vi và phức tạp, "đời sống tâm hồn lại nặng gấp triệu lần thể xác của họ". Trong suốt 59 năm, cổ máy sinh học của tôi hoạt động liên tục, thì chuyện hao mòn, trục trặc là điều khó tránh.
Nên cần phải thường xuyên bảo dưỡng, chăm sóc hợp lý để cổ máy sinh học sẽ khỏe lâu hơn, bền chắc hơn, làm cho đầu óc giữ được minh mẫn để giúp ích được gia đình, con cháu và cho xã hội.
Đã thành thói quen, tôi vẫn duy trì luyện tập thể dục, đi bộ ít nhất 45 phút mỗi ngày. Tôi vẫn chọn xe đạp vừa làm phương tiện đi lại vừa hoạt động thể thao. Tôi không hút thuốc lá. Đặc biệt, từ ngày về hưu, ít khách khứa tiệc tùng, ít rượu chè, ít họp hội, không bị áp lực từ công việc nên tinh thần lạc quan hơn, ít đau lưng hơn, sức khỏe được cải thiện tốt hơn.
Có sự trùng hợp ngẫu nhiên, bà xã tôi và tôi về hưu cùng một thời điểm, nên giờ đây chúng tôi thực sự có nhiều thời gian dành cho nhau hơn, cảm thông nhiều hơn, có những mối quan tâm chung, có những niềm vui chung, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Lắm lúc sự khác biệt cũng biến mất, tính bồng bột cũng không còn, lòng ghen tuôn lùi về dĩ vãng để nhường bước cho tình nghĩa, cho những giây phút quan tâm lẫn nhau.
Đêm đêm, vẫn mong được nghe trái tim của người bạn đời luôn ấm áp, luôn tươi vui, luôn đậm nồng tình người để yêu thương nhau, để chia sẻ cho nhau những vui buồn trong cuộc sống gia đình, để xóa bỏ hết giận hờn của ngày nào, và để nói với nhau những lời trìu mến, thiết tha.
Ngày về hưu của chúng tôi cũng là thời điểm các con tôi trưởng thành. Đứa thì đã lập gia đình, con và dâu - cả hai đều học hành tử tế, có công ăn, việc làm ổn định, thu nhập khá, không phải nhận trợ cấp từ cha mẹ; đứa thì ngoan, không đua đòi, chăm chỉ học hành, thi cử đỗ đạt là niềm vui lớn của gia đình tôi. Đặc biệt, là chúng tôi đã có cháu nội bụ bẫm, khỏe mạnh mà thêm vui cửa, vui nhà.
Ngày về hưu, được gần gũi, chăm sóc cháu của mình thì thật là hạnh phúc. Thương cháu mình lắm!
Hạnh phúc hơn, chúng tôi còn có một gia đình, đại gia đình. Ở đây có anh, có chị, các em, các cháu (Ba má tôi đã mất rồi). Đây vừa là cái nôi, vừa là mái ấm, vừa là trường học cho mọi thành viên trong đại gia đình.
Theo lối sinh hoạt đã thành thông lệ, thành truyền thống của gia đình tôi. Mỗi tuần gặp gỡ nhau vào thứ bảy và chủ nhật, vừa ăn uống vui vẻ, vừa chia sẻ niềm vui, nổi buồn vừa động viên con cháu học tập và rèn luyện nhân cách. Đây là truyền thống của gia đình tôi!
Ngay từ khi còn nhỏ, những người con trong gia đình đã được ba má tôi dạy dỗ rằng: anh chị em trong gia đình phải biết thương yêu, giúp nhau trong cuộc sống, giáo dục chúng tôi có thói quen “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, biết lễ giáo quanh mâm cơm…dù là những chuyện nhỏ!
Khi đã về hưu, chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi về sinh hoạt, về các mối quan hệ xã hội, về đời sống kinh tế gia đình, nhất là về thu nhập thường xuyên của gia đình. Đúng rồi, thu nhập của chúng tôi đã giảm nhiều so với lúc còn đi làm. Tất nhiên rồi, về hưu rồi mà!
Chính vì thế, chúng tôi cũng phải cân đối lại các nhu cầu chi tiêu trong gia đình, tiết kiệm trong chi tiêu, ưu tiên chi cho chăm sóc sức khỏe và học hành của con, cháu, làm quen dần với tổng thu nhập chỉ có lương hưu. Phải vậy thôi, nhưng trước đó chúng tôi cũng đã có một “Thẻ ATM tiết kiệm” để nhẹ lo, thanh thản, vững tâm hơn trong cuộc sống.
Về hưu mới nhớ lại ngày nào đó còn nô đùa tinh nghịch của tuổi thơ với cánh diều, bắn bi với trốn tìm, chẳng biết chi chuyện đời, chuyện người. Ngày ngày bắt ốc, hái rau, có lần tham ăn đến bội thực! Thường bị má đánh đòn vì tội ham chơi!
Năm 16 tuổi, má đưa tôi vào chiến khu, theo ba tham gia cách mạng. Đội bom, đạp đạn đã làm tôi hết cả tuổi xuân.
Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp. Đồng đội, bạn bè, người dân vô tội đã ngả xuống vì đạn bom. Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, tang thương chất chồng!
Chiến tranh là điều khủng khiếp và tàn nhẫn. Người ta sinh ra để mưu cầu hạnh phúc, chứ không phải đánh nhau và làm một cuộc chiến nhiều máu để giành quyền lực! Các dân tộc cần được sống để thương yêu, hợp tác, giúp nhau cùng phát triển trong hòa bình!
Học hành và thi cử cũng lắm bận, nhiều phen, nhưng rồi cũng cố gắng vượt qua được những lần thi thố khó khăn, vất vã bằng tiếng người, ở xứ người, và rồi cũng vượt qua, cập bến bờ của sự thành công trong học tập!
Cuộc đời gắn bó với cái nghề "công chức". Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu trong cơ quan nhà nước ở địa phương. Được hưởng lương và các khoản phụ cấp từ ngân sách nhà nước, nhưng cũng yên tâm mà nhẫn nại với tháng năm, với nghề. Bằng sự phấn đấu không mệt mõi rồi cũng thành đạt, mà theo lối mô tả của báo cười, là “ăn có người hỏi, nói có người ghi, đi có người chở, ở có người chăm, nằm có người đấm bóp, họp có người vỗ tay”
Thật ra, những điều tưởng chừng như bình thường ở người này; nhưng lại là niềm mơ ước của kẻ khác. Điều quan trọng là mình thực hiện được những điều mình mong muốn, ước mơ bằng chính kiến thức, năng lực và cái tâm của chính mình.
Ngày về hưu nhắc nhở rằng hôm nay ta nên chuẩn bị kỹ càng cho hành trang ngày mai, để ngày đó, ôn lại những gì đã làm cho thế hệ sau mà không nuối tiếc và chỉ mỉm cười vì những gì ta để lại cho cháu con.
Hãy nhìn về phía sáng của cuộc đời. Đừng than tiếc những gì xảy ra trong quá khứ, hạnh phúc với điều ta đang hưởng trong hiện tại.
Tản mạn ngày về hưu một tí cho vui. Chứ sự đời nói sao cho cùng. Vì tôi vẫn là tôi! “Quan nhất thời, dân vạn đại” mà!
Trần Thành Lập
Cần Thơ, ngày 25 tháng 10 năm 2014
(Viết nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 59, ngày về với gia đình của tôi.)
Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014
Hãy ý thức từ chuyện nhỏ, để chúng ta luôn sống tốt hơn!
Cuộc sống quanh ta có rất nhiều chuyện. Chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện tốt, chuyện xấu, chuyện chung, chuyện riêng, chuyện ăn, chuyện ở, sinh hoạt, đi lại, học hành, đối nhân, xử thế...
Chuyện nhỏ, rất đơn giản nhưng, luôn luôn và rất gần gũi trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Không phải là chuyện Quốc gia đại sự. Đây chỉ là chuyện nhỏ, và nhỏ nhưng lại đủ thứ chuyện.
Chuyện Nhỏ là trang ghi chép, là nơi lưu trữ những kỷ niệm vui, buồn mà mình đã từng trải qua trong cuộc sống và để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, khắc sâu hơn những chuẩn mực, hành vi, đạo đức cần thiết cho bản thân.
Chuyện Nhỏ sẽ thu thập thêm thật nhiều những thông tin hữu ích cho con người, để chúng ta luôn học hỏi và hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Cuộc sống, có nhiều chuyện, dù là chuyện nhỏ, muốn nói với con, với cháu nhưng, không phải chuyện nào cũng có thể nói bằng lời. Thế nên, Chuyện Nhỏ vẫn còn lưu lại những trang ghi chép để chia sẻ cùng con, cùng cháu sau này.
Nếu nhờ đó mà có thể giúp cho con, cho cháu có thêm kiến thức từ thực tiễn cuộc sống mà lớn khôn, và sống tốt với mọi người thì đây cũng là một niềm vui và hạnh phúc của bản thân.
Vâng. Hãy ý thức từ chuyện nhỏ, để chúng ta luôn sống tốt hơn!
Trần Thành Lập
Cần Thơ, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014
Phạt 5 triệu đồng nếu khạc nhổ nơi công cộng
(MegaFun) - Mới đây, hội đồng thành phố Waltham Forest của Anh vừa quyết định ra những điều luật về việc bảo vệ môi trường đường phố công cộng trong sự sa sút về ý thức của người dân hiện nay.
Theo luật này, mọi hành vi làm ô nhiễm, mất mỹ quan nơi công cộng đều bị phạt nặng. Ví dụ như xả rác nơi công cộng sẽ bị khép và tội làm ô nhiễm môi trường chung.
Cũng theo điều luật này, tội khạc nhổ nơi công cộng sẽ bị phạt nặng nhất, hình phạt lên tới 5 triệu đồng cho hành vi được coi là "kinh tởm và không thể chấp nhận được" này.
Phó lãnh đạo thành phố Waltham, ông Clyde cho biết :"Chúng tôi đang nỗ lực chống lại những hành vi mất vệ sinh trên đường phố và đặc biệt là những nơi công cộng như nhà chờ xe buýt, bến tàu...Đó là phép lịch sự thông thường và hi vọng chúng ta có thể xóa bỏ thói quen kinh tởm này"
"Theo MegaFun.vn"
Khạc nhổ nơi công cộng-chuyện nhỏ mà xấu!
Nhiều người cho rằng, thói quen khạc nhổ ở nơi công cộng là hành động của một số người thiếu ý thức.
Ở bất cứ nơi nào, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh xấu xí đó. Người đi ô tô, kẻ đi xe máy, xe đạp hay đi bộ, ngồi trong quán cafe, ở nhà hàng sang trọng, trong phòng làm việc, ở hội trường đều có thể "phun" ra "thành phẩm" của mình bất cứ lúc nào. Họ coi đó là một nhu cầu tất yếu như ăn, mặc, ở và thản nhiên diễn ra ở mọi lức mọi nơi, không cần để ý đến thái độ, ánh nhìn khó chịu của những người xung quanh.
Ở một số quốc gia, người ta xem chuyện khạc nhổ nơi công cộng là hành vi đáng kinh tỏm và khinh bỉ. Như ở Anh, tội khạc nhổ nơi công cộng sẽ bị phạt nặng nhất, hình phạt lên tới 5 triệu đồng cho hành vi được coi là "kinh tởm và không thể chấp nhận được".
Thiết nghĩ, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh thì cũng nên hành động sao cho lịch sự, vệ sinh, có văn hóa. Hơn nữa, ở đây không chỉ nói riêng về việc giữ gìn vệ sinh chung mà những hành động khạc nhổ như vậy cũng rất nguy hiểm cho cộng đồng.
Vì thế, khi ra đường, mỗi người chúng ta nên tự ý thức để giữ gìn vệ sinh công cộng, cũng như bảo vệ sức khỏe cho những người khác.
Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014
Nói tục, chửi thề-thói quen xấu
Hiện tượng nói tục, chửi thề có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có lẽ căn nguyên trực tiếp nhất dẫn đến hiện tượng hay nói tục, chửi thề chính là môi trường hoạt động sống của con người mà cụ thể là từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Nếu trong gia đình mà ông bà, bố mẹ không mẫu mực, con trẻ sẽ chịu tác động nặng nề từ những “tấm gương xấu”, tạo ra vết đen mà khi có thời cơ, điều kiện nó sẽ lặp lại thậm chí còn nặng nề hơn.
Tuy nhiên, tính chất, mức độ phức tạp của hiện tượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ văn hóa, môi trường giao tiếp, nghề nghiệp, giới tính, không gian, thời gian...
Để hình thành được ý thức trong giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự, khắc phục hiện tượng xấu - nói tục, chửi thề hiện nay.
Sự gương mẫu, nghiêm túc, lịch sự trong lời nói của ông, bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình,thầy cô, bạn bè trong trường học, người lớn, bạn bè ngoài xã hội luôn là bài học cho con trẻ. Nếu bố mẹ, anh chị trong gia đình làm gương thì sẽ hạn chế được sự tập nhiễm ngôn từ cho trẻ. Đồng thời cũng giúp trẻ biết miễn dịch trước các tác động ngôn ngữ xấu ở mối quan hệ với những người xung quanh.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục con người thành những công dân tốt.
Ngoáy mũi, nhổ lông mũi-thói quen có hại
Nhiều người có thói quen hay thò tay ngoáy mũi và nhổ những sợi lông mũi.
Đây là một thói quen xấu và mất vệ sinh, cần phải tránh vì các lý do sau đây: lỗ mũi là lỗ thông hơi quan trọng của cơ thể đảm nhiệm chức năng hô hấp. Khi hít thở, không khí đi qua lỗ mũi những bụi bặm chất bẩn, vi khuẩn đều bị những hàng rào lông mũi ngăn chặn ở ngay bên ngoài; như vậy có thể coi lông mũi như một bộ lọc chỉ cho vào trong lỗ mũi không khí trong lành.
Nếu lông mũi bị nhổ hết hay bị cắt tỉa trụi hết thì những bụi bặm dơ bẩn và vi khuẩn đều tràn ngập vào đường hô hấp rất có hại cho cơ thể. Đồng thời việc ngoáy mũi hay nhổ lông mũi thường gây tổn thương trong lỗ mũi như gây trầy xước, chảy máu.
Đây là nguyên nhân dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, gây viêm mũi, nhọt mũi và có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, phế quản và viêm phổi rất nguy hiểm. Do đó thói quen ngoáy mũi, nhổ lông mũi là có hại cho sức khỏe, chúng ta nên bỏ thói xấu này. Nếu lông mũi quá dài thò ra ngoài lỗ mũi thì có thể dùng kéo xén tỉa ngắn bớt.
BS. Nguyễn Kỳ Anh
Ngoáy mũi-thói quen xấu
Ngoáy mũi là thói quen xấu mà ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần. Nhiều người còn xem nó như một cách để… vệ sinh mũi. Tuy nhiên, cách vệ sinh tưởng chừng như an toàn và hiệu quả này lại có thể gây ra những hậu quả rất trầm trọng!
Việc ngoáy mũi quá nhiều sẽ làm cho lông mũi bị rụng. Khi mất đi “hàng rào” bảo vệ đó, mũi của chúng ta có thể dễ dàng bị vi khuẩn và bụi bẩn tấn công. Điều này sẽ khiến cho chúng ta mắc phải những căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp như viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng, tắc mạch phổi…
Việc ngoáy mũi quá mạnh có thể khiến cho lớp màng này bị rách, tổn thương, làm vỡ các mạch máu và gây chảy máu mũi.
Rất nhiều các nước trên thế giới khi coi việc ngoáy mũi, nhất là những nơi công cộng là ghê sợ và thói quen đáng xấu hổ cần phải được hạn chế chỉ thực hiện khi riêng tư hoặc ở nhà vệ sinh.
Do vậy, cần loại bỏ tật xấu ngoáy mũi, và nhớ chăm sóc cho mũi thật an toàn, hợp vệ sinh!
Thủng ruột do ngậm tăm xỉa răng đi ngủ
Ê kíp mổ đã lấy ra que tăm dài 4 cm đâm thẳng thành ruột non của bệnh nhân Đ., dịch tiêu hóa thoát ra bên ngoài và tăm chui ra ngoài ổ bụng tạo ổ áp-xe khoảng 5cm.
Ngày 11/2, TS. BS Dương Trọng Hiền (Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa - bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) cho biết vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị que tăm dài 4 cm đâm thủng ruột do thói quen ngậm tăm đi ngủ.
Bệnh nhân là ông Đ.Đ.Đ. (53 tuổi, người Nam Định), nhập bệnh viện Nam Định với triệu chứng đau dưới rốn, sốt nhưng không tìm ra nguyên nhân. Sau 10 ngày điều trị không khỏi, gia đình đã chuyển bệnh nhân lên bệnh viện Việt Đức.
Qua phim chụp, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bán tắc ruột, có dị vật trong ổ bụng cần phẫu thuật. Ê kíp mổ đã lấy ra que tăm dài 4 cm đâm thẳng thành ruột non, dịch tiêu hóa thoát ra bên ngoài và tăm chui ra ngoài ổ bụng tạo ổ áp-xe khoảng 5 cm.
“Rất may trường hợp bệnh nhân có sức khỏe nên không gây viêm phúc mạc. Sau khi cắt đoạn ruột bị tổn thương và làm sạch ổ áp-xe, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, không sốt và bụng mềm”, bác sĩ Hiền cho biết.
Người nhà cho biết ông Đ. có thói quen ăn xong ngậm tăm và đi ngủ. Ông Đ. hoàn toàn không biết mình nuốt phải que tăm vào lúc nào. Sau 4 ngày điều trị, hiện bệnh nhân đã bình phục.
Theo D.Thu (Nld.com.vn)
Cây tăm và chuyện xỉa răng
Chuyện cây tăm là chuyện nhỏ. Chuyện dùng tăm xỉa răng cũng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như người ta biết cách dùng nó một cách tế nhị và lịch sự. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta dùng tăm xỉa răng hồn nhiên, thậm chí hồn nhiên xỉa răng ở nơi đông người, vứt cây tăm vừa sử dụng ở bất kỳ nơi đâu thì cần phải đều chỉnh lại.
Trên đường nam thanh nữ tú vừa phóng xe máy vừa ngậm tăm trong miệng, vừa nói chuyện vui vẻ thì thật khó coi.
Nhiều người, từ nhà hàng, ăn mặc sang trọng, từ đầu đến chân cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sành điệu, chỉ mỗi hình ảnh cái tăm ngậm trong miệng là không đẹp.
Rồi sau bữa ăn, vừa nói chuyện lớn tiếng, thậm chí vừa tranh luận, vừa xỉa răng, rồi còn khua khua cái tăm đang cầm trong tay mà có khi cái tăm đó còn đang dính một mầu thức ăn thừa.
Một số người còn dùng cành cây nhỏ, chân hương, que diêm hoặc những vật khác để xỉa răng, khiến cho kẽ răng rộng dần ra, thức ăn dễ dắt vào kẽ răng.
Còn chuyện người ta dùng tăm xong tiện đâu vứt đó là chuyện khó coi va rất nguy hiểm cho trẻ con.
Dùng tăm sẽ chẳng có gì là xấu, nếu chúng ta dùng nó một cách lịch sự: khi xỉa răng lấy tay che miệng và cúi đầu xuống một chút để người khác không nhìn thấy một cách trực diện việc xỉa răng của mình (vì hình ảnh đó chẳng đẹp chút nào).
Dùng xong bẻ gãy cái tăm vứt ngay vào thùng rác. Trong nhà có tăm, chúng ta cũng nên chú ý để xa tầm với của trẻ em vì đã có một vài trường hợp trẻ em nuốt tăm dẫn đến bị thủng ruột và không c̀òn là chuyện nhỏ!
Ở một số quốc gia văn minh, người ta thường không muốn người khác nhìn thấy hình ảnh mình xỉa răng, nên ăn xong họ sẽ vào nhà vệ sinh để xỉa răng và cũng có thể “ngắm vuốt”, chỉnh trang lại sắc đẹp.
Chúng ta muốn hội nhập với thế giới không chỉ cần có phát triển về kinh tế mà cần thay đổi cách sống, cách ứng xử, các thói quen lâu đời mà không còn phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại nữa..
Chuyện cây tăm và chuyện xỉa răng là chuyện nhỏ, thậm chí nó quá nhỏ đối với xã hội ta hiện nay. Nhưng biết sử dụng nó một cách vệ sinh, văn minh, lịch sự thì không nhỏ.
Lời khuyên các nha sĩ đưa ra là chúng ta nên tập thói quen chải răng, dùng chỉ nha khoa lam sạch răng sau lhi ăn để thay thế cho thói quen dùng tăm xỉa răng hàng ngày.
Trên đường nam thanh nữ tú vừa phóng xe máy vừa ngậm tăm trong miệng, vừa nói chuyện vui vẻ thì thật khó coi.
Nhiều người, từ nhà hàng, ăn mặc sang trọng, từ đầu đến chân cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sành điệu, chỉ mỗi hình ảnh cái tăm ngậm trong miệng là không đẹp.
Rồi sau bữa ăn, vừa nói chuyện lớn tiếng, thậm chí vừa tranh luận, vừa xỉa răng, rồi còn khua khua cái tăm đang cầm trong tay mà có khi cái tăm đó còn đang dính một mầu thức ăn thừa.
Một số người còn dùng cành cây nhỏ, chân hương, que diêm hoặc những vật khác để xỉa răng, khiến cho kẽ răng rộng dần ra, thức ăn dễ dắt vào kẽ răng.
Còn chuyện người ta dùng tăm xong tiện đâu vứt đó là chuyện khó coi va rất nguy hiểm cho trẻ con.
Dùng tăm sẽ chẳng có gì là xấu, nếu chúng ta dùng nó một cách lịch sự: khi xỉa răng lấy tay che miệng và cúi đầu xuống một chút để người khác không nhìn thấy một cách trực diện việc xỉa răng của mình (vì hình ảnh đó chẳng đẹp chút nào).
Dùng xong bẻ gãy cái tăm vứt ngay vào thùng rác. Trong nhà có tăm, chúng ta cũng nên chú ý để xa tầm với của trẻ em vì đã có một vài trường hợp trẻ em nuốt tăm dẫn đến bị thủng ruột và không c̀òn là chuyện nhỏ!
Ở một số quốc gia văn minh, người ta thường không muốn người khác nhìn thấy hình ảnh mình xỉa răng, nên ăn xong họ sẽ vào nhà vệ sinh để xỉa răng và cũng có thể “ngắm vuốt”, chỉnh trang lại sắc đẹp.
Chúng ta muốn hội nhập với thế giới không chỉ cần có phát triển về kinh tế mà cần thay đổi cách sống, cách ứng xử, các thói quen lâu đời mà không còn phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại nữa..
Chuyện cây tăm và chuyện xỉa răng là chuyện nhỏ, thậm chí nó quá nhỏ đối với xã hội ta hiện nay. Nhưng biết sử dụng nó một cách vệ sinh, văn minh, lịch sự thì không nhỏ.
Lời khuyên các nha sĩ đưa ra là chúng ta nên tập thói quen chải răng, dùng chỉ nha khoa lam sạch răng sau lhi ăn để thay thế cho thói quen dùng tăm xỉa răng hàng ngày.
Chuyện cây tăm-tưởng nhỏ mà không nhỏ ḷ
(VOH) - Trong năm tháng đầu năm 2010 lượng tăm tre nhập khẩu qua cảng Cát Lái, Tp.HCM là 82,5 tấn – mà phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc. Thông tin nầy làm người bất ngờ, sững sờ… nhất là giới tiểu thủ công mỹ nghệ và bà con nông dân trồng tre.
Cứ tính 1 người xỉa 2 cây tăm 1 ngày, như vậy, gần 90 triệu người dân Việt Nam phải xỉa đến bao giờ mới hết 82,5 tấn tăm được nhập khẩu về? Trớ trêu thay, hầu hết lượng tăm Trung Quốc này chất lượng ra sao, có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không thì không rõ! Đặc biệt, để dùng trong thời gian dài, tăm phải được tẩm hóa chất bảo quản chống mối mọt, và hóa chất này có độc hại hay không, nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng ở mức độ nào thì vẫn còn là một ẩn số đối với cây tăm xỉa răng! Đối với các loại thực phẩm, hàng hóa hoặc nữ trang có xuất xứ từ Trung Quốc đang tràn ngập trị trường Tp.HCM nói riêng và VN nói chung – đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng. Vừa qua, Quản lý thị trường TP HCM đã công bố kết quả xét nghiệm cho thấy, trong số 7.608 sợi dây chuyền, lắc tay, nhẫn xi mạ Trung Quốc bị thu giữ hồi tháng 1, có đến 7.500 món chứa chất độc chì và cadimi – loại độc nếu tiếp xúc lâu dài có thể làm rối loạn chức năng gan, đau xương, thiếu máu, tăng huyết áp, nếu có thai thì bị dị dạng thai và chất có thể gây ung thư. Chúng ta vẫn còn nhớ như in một số công ty Trung Quốc sản xuất sữa YiLi, SanLun chứa melamine làm cho trẻ em bị sỏi thận, có thể tử vong hoặc phá hủy bộ máy sinh sản, gây suy thận, sỏi thận đối với người lớn. Điều đó cho thấy: Hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc quả là không an toàn và gây nguy hại cao đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trở lại vấn đề tăm tre Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam, không những người tiêu dùng bị thiệt hại 1 mà các nhà sản xuất trong nước bị thiệt hại 10 vì người dân trồng tre không biết phải tiêu thụ sản phẩm ở đâu, phải đốn bỏ tre mà đi trồng loại cây khác. Các cơ sở sản xuất trúc, tre mấy năm gần đây mất đi thị trường Đông Âu, khủng hoảng kinh tế do máy móc lạc hậu, công suất thấp, mẫu mã chậm cải tiến. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói thảm giảm 23,7% so với cùng kỳ tính ở thời điểm năm 2009.
Ai cũng nghĩ tăm tre là chuyện nhỏ nhưng thật chất cái tăm tre nhỏ nhoi ấy liên quan đến nhiều ngành nghề, đến người trồng tre, nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, người tiêu dùng Việt Nam. Để có được cái tăm tre nhỏ ấy, ta phải xuất nguyên liệu thô đi và nhập về thành phẩm với giá cao gấp nhiều lần trong khi chúng ta có thể tự sản xuất và tiêu thụ trong nước nhằm tiết kiệm nguồn ngoại tệ. Đúng thật là nghịch lý! Với cái kiểu nhập tùy tiện, chạy theo những lợi ích cục bộ trước mắt của người nhập, góp phần tăng nhập siêu cao thì biết đến bao giờ kinh tế Việt Nam mới có thể đứng vững và phát triển, thu nhập người làm nông được ổn định đây? Cho tới bây giờ, công nghiệp chế biến tre phần lớn vẫn là thủ công, chỉ là những sảm phẩm thấp cấp, chưa có được sản phẩm cao cấp. Con số 280 triệu đô la về xuất khẩu tre của Việt Nam là quá thấp so với hơn 10 tỉ đô la trên thị trường xuất khẩu tre thế giới. Quanh đi quẩn lại cũng là do khâu chế biến, sản xuất ọp ẹp. Để có thể phá vỡ điều này, doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Doanh nghiệp phải có vai trò nhất định bởi người nông dân không thể tự dưng làm, tự dưng trồng, tự dưng sản xuất, tự dưng tham gia thị trường được. Doanh nghiệp là cầu nối trực tiếp nhất giữa nông dân với thị trường, đưa nông dân vào với thị trường, khắc phục được tình trạng Chính phủ đang đẩy thị trường xuống với nông dân. Cho nên, Chính phủ cần phải có một chính sách rõ ràng để doanh nghiệp tự tin và yên tâm hơn về với nông thôn, về với nông dân.
Chuyện cây tăm! Tưởng nhỏ mà không nhỏ!?!
Minh Phước
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)