1. Nhiệm kỳ 5 năm 2010 -2015, bên cạnh các nguồn lực đầu tư cho giáo dục thì bậc học nền tảng mầm non được chú trọng đặc biệt với kết quả HG đã xóa xã trắng không trường mầm non,là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL làm được điều này. Xin ông cho biết rõ hơn về chủ trương của tỉnh, quá trình thực hiện để đạt được kết quả này.
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, Quyết định số 239/QĐ-TTg, ngày 9/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hâu Giang ban hành Chương trình thực hiện. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh cụ thể hóa bằng Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015,
Tỉnh Hậu Giang, nơi luôn bị đánh giá là vùng trũng giáo dục cả nước, là một trong những tỉnh khó khăn nhất về cơ sở vật chất. Theo thống kê của ngành giáo dục, toàn tỉnh có đến 1.400 phòng học xuống cấp cần sửa chữa, 101 phòng tre lá phải học nhờ, học tạm và 7 xã chưa có trường mầm non, mẫu giáo. Hầu hết những trường có phòng học tạm đều là những ngôi trường “4 không”: không điện, không nước, không nhà vệ sinh, không sân chơi. Trường học kiểu này thường rất chật hẹp, được xây cất tạm bợ bằng cây lá trên đất mượn của người dân.
Nhận thức đầy đủ về mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non trên địa bàn, tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình trường, lớp; xây dựng hệ thống trường lớp đảm bảo đủ điều kiện trường đạt chuẩn quốc gia, Sau 4 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu, cùng với sự vào cuộc của các chính quyền, các tổ chức chính trị, toàn ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp, từ đó nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục mầm non được nâng lên, tỷ lệ trẻ em đến trường ngày càng tăng, bước đầu thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Với quyết tâm đó và tinh thần chủ động, sáng tạo, Hậu Giang phấn đấu xây dựng 38 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; đến 2015 hoàn thành 100% đơn vị cấp huyện và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tỉnh hoàn thành Chương trình mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giai đoạn 2010-2015.
Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 đã vực dậy bậc học này để xứng đáng với vai trò là bậc học nền tảng. Đề án đã góp phần làm thay đổi sâu sắc nhận thức của lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương và xã hội để phát triển giáo dục mầm non trong những năm tiếp theo. Tại Hậu Giang, nơi luôn bị đánh giá là vùng trũng giáo dục cả nước, sau 4 năm thực hiện đề án, bên cạnh những thành quả ban đầu, nhưng rất quan trọng.
2.Dấu ấn từ những ngôi trường mầm non ở Hg có sự nỗ lực đầu tư từ ngân sách. Ông đánh giá như thế nào về quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Hg trong việc ưu tiên cho bậc học mầm non?
Mặc dù hạn chế, khó khăn về nguồn lực tài chính, nhưng các ngành chức năng, các địa phương đã bám sát Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đã cân đối ngân sách hợp lý cùng với nguồn lực khác đầu tư xây dựng. Nguồn lực đầu tư phải xử lý từ nhiều nguồn như: xổ số kiến thiết, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn xã hội hóa, ngân sách tỉnh, huyện… từ đó mới tạo ra sự chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục mầm non Hậu Giang.
Thông qua việc triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011-2015, đã kết hợp các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường, lớp học theo hướng kiên cố và đạt chuẩn, gắn với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từng bước củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp bậc mầm non. Hậu Giang có 83 trường mầm non, mẫu giáo phủ khắp 100% xã, phường, với hơn 1.300 giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
Hàng năm tỉnh vận động trẻ 5 tuổi đến lớp đạt trên 95%; trong đó có hơn 13.400 trẻ 5 tuổi được chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay tỉnh đã đầu tư gần 350 tỷ đồng, trong đó nguồn vận động xã hội hóa hơn 169,2 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn đó, tỉnh đã đầu tư đồng bộ hệ thống trường lớp, trang thiết bị, kiện toàn đội ngũ giáo viên…đây là một trong những điều kiện cần- có để Hậu Giang thực hiện hoàn thành chương trình mục tiêu Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo đúng kế hoạch
3.Kinh nghiệm trong xây dựng trường mầm non mẩu giáo ở Hg có hiệu ứng tích cực từ sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp ( cụ thể qua việc vận động công nhân viên chức lao động đóng góp 1 ngày lương, sự tài trợ của các ngân hàng ). Ý kiến của ông đánh giá về vấn đề này như thế nào ?
Sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người của toàn Đảng, toàn dân. Để sự nghiệp giáo dục phát triển, Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 thành công thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, các doanh nghiệp phải vào cuộc, cán bộ công chức và toàn dân phải vào cuộc.
Vốn ngân sách hạn chế, khó khăn, cho nên phải có sự quan tâm đồng bộ của hệ thống chính trị và một lộ trình thực hiện cụ thể, cần có tính toán chi ly và có vốn phân kỳ đầu tư hàng năm.
Để khắc phục những khó khăn này, trong Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, Hậu Giang đã có kế hoạch vận động cộng đồng chung tay xây dựng trường mầm non, mẫu giáo.
Nhiều gia đình ở địa phương với những nghĩa cử cao đẹp như hiến đất xây trường; cán bộ, công chức, người lao động của ít lòng nhiều cũng sẵn sàng đóng góp 1 ngày lương; doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại trong nhiều năm qua đã đồng hành, đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo, cho sự phát triển của tỉnh Hậu Giang.
Với tổng số vốn huy động trên 169tỷ đồng, các địa phương đã triển khai xây dựng 40 điểm trường, 149 phòng học, 78 phòng chức năng, nâng cấp sửa chữa 12 phòng và các hạng mục phụ trợ khác. Đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng 32 điểm đang triển khai xây dựng 08 điểm khác.
Nguồn vốn ấy đã bổ sung đáng kể cơ sở vật chất cho ngành học mầm non, mẫu giáo, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước nâng tỷ lệ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2010 có 05 trường đạt chuẩn, năm 2014 có 26 trường đạt chuẩn, tăng 21 trường so năm 2010). Đã đáp ứng từng bước thực hiện đề án phổ cập cho trẻ 5 tuổi, hiện nay có 70/74 xã, phường đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi đạt 92,6%.
Hiệu quả từ các công trình xây dựng bằng nguồn vốn vận động đã tăng cường cơ sở vật chất đối với ngành học mần non đã giải quyết không còn tình trạng các xã phường không có trường mầm non, mẫu giáo; tạo điều kiện tốt để huy động học sinh mẫu giáo được đến trường nhất là vùng khó khăn, vùng đân tộc do đó hàng năm tỷ lệ huy động học sinh mẫu giáo đều vượt chỉ tiêu.
Thành công của công tác phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi đã tạo ra diện mạo mới cho giáo dục mầm non Hậu Giang. Quy mô mạng lưới trường, lớp phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em các dân tộc trong tỉnh. Đến nay, 100% số xã có trường hoặc điểm trường mầm non; tổng số trẻ trong độ tuổi đến trường tăng nhanh; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tăng cả về số lượng lẫn chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng được chú trọng đầu tư và đang từng bước được chuẩn hóa là tiền đề quan trọng để sự nghiệp giáo dục Hậu Giang phát triển bền vững./.
BTV Huỳnh Nga – Đài phát thanh truyền hình Hậu Giang ( 0978 204 699 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét